Để xây dựng mô hình, Quận đoàn đã tổ chức khảo sát, đánh giá, xây dựng khung chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của mô hình “Không gian thực tế ảo các điểm di tích”, đồng thời tổ chức các hội nghị, hội thảo tham vẫn ý kiến các chuyên gia công nghệ thông tin để xây dựng thử nghiệm mô hình.
Mô hình “Không gian thực tế ảo các điểm di tích” bước đầu cho thấy hiệu quả, dễ khai thác, dễ sử dụng, với hình thức trực tuyến. Ứng dụng này giúp người dân, du khách và các bạn trẻ dễ dàng tìm hiểu vị trí địa lý và thông tin về các địa chỉ đỏ gắn liền với truyền thống cách mạng của quận bằng hình ảnh trực quan, đa chiều (360 độ) tại các điểm di tích; giúp giá trị di sản, tài nguyên văn hóa đến gần gũi hơn, phục vụ du khách mọi lúc, mọi nơi.
Việc số hoá di sản với công nghệ thực tế ảo là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo tồn di tích lịch sử khỏi sự bào mòn của thời gian, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường xung quanh.
Đây còn là cầu nối loại bỏ mọi giới hạn để khám phá, tìm hiểu về di tích lịch sử của đất nước, là một sự thay đổi cách tiếp cận các di tích trong thời đại kỹ thuật số.
Lan Phương
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More