Đây là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của Lễ hội Chọi Trâu truyền thống Đồ Sơn gắn với Đền Nghè, ngôi đền linh thiêng, nơi có nguồn nước tinh khiết, mát lành, được chắt lọc từ “Cửu Long Sơn” quanh năm không bao giờ cạn. Nghi lễ rước nước để cầu cho phong điều vũ thuận, quốc thái dân an, bách gia trăm họ được bình an hạnh phúc.
Tại Lễ rước nước, Ban Tổ chức Lễ hội Chọi Trâu và Nhân dân quận Đồ Sơn kính cẩn dâng hương, cúi xin trời đất và các vị thần linh cho phép Ban tổ chức Lễ hội Chọi Trâu các phường được rước nước “chân sơn” về thờ tại Đình làng, sáng mùng 9 tháng 8 năm Quý Mão tổ chức Lễ hội Chọi Trâu truyền thống Đồ Sơn thành công, an toàn.
Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn là một lễ hội dân gian truyền thống, có từ rất lâu đời, lưu giữ những nét sinh hoạt tâm linh, bản sắc văn hóa mang tính cộng đồng của người dân miền biển Đồ Sơn. Một trong những đặc trưng cơ bản của Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn là có sự giao thoa giữa yếu tố văn hóa nông nghiệp đồng bằng với những yếu tố văn hóa của cư dân ven biển, gắn liền với tục thờ cúng thủy thần và nghi lễ chọi, hiến sinh trâu, loài động vật thân thuộc với người nông dân.
Lễ hội có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ thần Điểm Tước Đại Vương, vị thần của non nước Đồ Sơn, được hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ, lưu truyền từ đời này qua đời khác và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần, tâm linh của người dân Đồ Sơn. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, tục chọi trâu có từ rất sớm, là một trong những nghi lễ phổ biến từ thời Lý mà năm Mậu Tý 1048 Lý Thái Tông đã ban hành “Chiếu định phép chọi trâu về mùa xuân”. Trong đó ghi rõ “Tổng Đồ Sơn tế thần có tục chọi trâu”, “Đền thủy thần Đồ Sơn ở chân núi xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương có đền Thủy Thần. Tương truyền có người bản thổ đêm đi qua dưới đền, thấy hai trâu chọi nhau nên hàng năm có tục chọi trâu để tế thần. Lịch triều phong tặng Điểm Tước Đại Vương”. Trong hậu cung Đền hiện còn đôi câu đối nói đến sự tích Thần Điểm Tước và tục chọi trâu:
“Cửa biển nổi tiếng anh linh, chim từ trên mây giáng trần
Đất này hùng mạnh đẹp đẽ, trâu lạ đến đây thành lệ cũ”
Kế thừa những nghi lễ do tiền nhân để lại, hàng năm vào tháng Tám âm lịch, Lễ dâng hương khai hội được tổ chức vào ngày mùng 01, Lễ rước nước vào ngày mùng 7, Lễ lâm trận vào ngày mùng 8, Lễ hiến sinh tế thần vào ngày mùng 10 và Lễ tống thần vào ngày 16. Những nghi lễ cổ truyền ngày được tổ chức trang nghiêm, thành kính tại Đền Nghè, ngôi đền linh thiêng của vùng non nước Đồ Sơn, được tôn vinh là Thượng đẳng linh từ, nơi thờ Hùng Trấn Điểm Tước Đại Thần Vương-Thành hoàng của Tổng Đồ Sơn cùng Lục vị Tiên công, Bát bộ Tôn thần là các bậc tiền nhân có công khai sơn phá thạch, lấn biển, mở đất, che chở, phù hộ cho muôn đời con cháu quê hương Đồ Sơn.
Hồng Nhung, Đàm Thanh
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu (gọi tắt là Cảng Hoàng Diệu) thông báo…
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More