Quận Đồ Sơn khôi phục, khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên đặc trưng để xây dựng sản phẩm du lịch

UBND thành phố vừa phê duyệt Đề cương Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch trên cơ sở khôi phục, khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên đặc trưng (hoa phượng, hoa cúc biển, rừng bứa, rặng thị cổ thụ, táo Bàng La…) trên địa bàn quận Đồ Sơn.

UBND thành phố giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai xây dựng và hoàn thiện Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch trên cơ sở khôi phục, khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên đặc trưng (hoa phượng, hoa cúc biển, rừng bứa, rặng thị cổ thụ, táo Bàng La…) trên địa bàn quận Đồ Sơn, đảm bảo tiến độ, chất lượng theo quy định, báo cáo UBND thành phố phê duyệt. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các cơ quan liên quan phối hợp, hướng dẫn Sở Du lịch thực hiện theo quy định hiện hành.


17 Rặng thị ở quận Đồ Sơn được đón Bằng công nhận cây di sản Việt Nam từ năm 2014

Đồ Sơn có nhiều thế mạnh phát triển du lịch. Đặc thù địa hình đồi núi, phong cảnh sơn thủy hữu tình, điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hóa… giúp Đồ Sơn có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Vùng đất đồi thích hợp với nhiều loại cây trồng như bứa hồng, chè tươi lá nhỏ, chay, thị, sắn thuyền, thông, phi lao… Vùng đất phù sa nước mặn mang lại nhiều sản vật như táo Bàng La, cà chua… Đây là nguồn tài nguyên hấp dẫn để phát triển du lịch sinh thái, góp phần làm giàu sản phẩm du lịch địa phương. Ngoài ra, khi nhắc đến Đồ Sơn, người ta còn nhắc đến hoa cúc biển, rừng bứa… là hệ thực vật một thời đặc trưng riêng để du khách chiêm ngưỡng và làm quà mỗi khi đến tham quan Đồ Sơn. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên tự nhiên đặc trưng này chỉ còn trong ký ức của khách du lịch và người dân, một số chưa được khai thác hiệu quả để kết hợp xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của Đồ Sơn.


Táo Bàng La, Đồ Sơn có vị thơm, ngọt, sai quả

Những năm gần đây, du lịch Đồ Sơn gặp nhiều thách thức do chất lượng nước biển và mức độ xâm thực nhanh chóng, bãi tắm biển tự nhiên bị thu hẹp; nhà nghỉ của các bộ, ngành chiếm diện tích lớn tại khu du lịch nhưng không được đầu tư; một số dự án vui chơi giải trí chậm tiến độ. Từ thực tế trên, cùng giải pháp về quy hoạch khu du lịch, thu hút đầu tư dự án, việc nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch trên cơ sở khôi phục, khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên đặc trưng (hoa phượng, hoa cúc biển, rừng bứa, rặng thị cổ thụ, táo Bàng La…) là rất cần thiết đối với phát triển du lịch Đồ Sơn.

Nội dung Đề án nêu thực trạng tài nguyên du lịch tự nhiên, phát triển du lịch quận Đồ Sơn giai đoạn 2013-2018; tìm hiểu một số bài học kinh nghiệm xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch từ việc bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tại một số địa phương trong nước; một số định hướng và giải pháp đối với Đồ Sơn. Trong đó có các giải pháp như: xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch trên cơ sở khôi phục, khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên đặc trưng; quy hoạch, ưu tiên dành quỹ đất triển khai; xác định các dự  án ưu tiên đầu tư; khôi phục, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên đặc trưng; quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch…

Haiphong.gov.vn 4/11/2018

Tin khác

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên…

02/05/2024

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã…

02/05/2024

Giả mạo website của Bộ TT&TT để lừa đảo, đánh cắp thông tin

Trang web vietgcv[.] cc giả mạo website Bộ TT&TT để lừa đảo người dùng, đánh…

02/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More