Quận Đồ Sơn chú trọng phát triển kinh tế biển

Những năm qua, thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, cùng với những bước tiến vượt bậc trên lĩnh vực du lịch, quận Đồ Sơn đã có những bước phát triển quan trọng trong dịch vụ, khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Bến cá Ngọc Hải (Ảnh: Trần Sơn)

Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2019, lượng khách du lịch đến với Đồ Sơn chạm mốc 1,5 triệu lượt, đạt 62,42% kế hoạch, bằng 106,02% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách lưu trú đạt 68.800 lượt tăng 121,7% và chiếm gần 5% trong tổng lượng khách. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống theo đó đạt 655 tỷ đồng, tăng 7,4%, đạt 46,1% kế hoạch.

Cùng với những kết quả rất đáng ghi nhận đó trên lĩnh vực mũi nhọn là kinh tế du lịch ngành thủy sản quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quận Đồ Sơn với những thành tựu hết sức nổi bật trên cả hai lĩnh vực nuôi trồng  và chế biến hải sản. Tới thời điểm này, toàn quận có 498ha diện tích nuôi thuỷ sản. Riêng sản lượng trong 6 tháng đầu năm là 3.000 tấn, đạt 51,2% kế hoạch năm 2019, đạt 118,1% cùng kỳ năm 2018; giá trị nuôi trồng thủy sản là 95,2 tỷ đồng, đạt 51,9% kế hoạch năm 2019 và 104,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Hòn Dấu Resort – điểm đến của đông đảo nhân dân và du khách ( Ảnh: Trần Sơn)

Về chế biến thủy sản, toàn quận có 90 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, chế biến lớn nhỏ. Tổng sản lượng chế biến năm 2018 đạt 1.560 tấn, giá trị chế biến đạt 101 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,4%/năm; nhiều mặt hàng chế biến có tiếng trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao như chả mực, cá thu một nắng, chả cá thu…

Đặc biệt gần đây, với các chính sách hỗ trợ hợp lý, ngư dân đã mạnh dạn đầu tư kinh phí đóng mới, nâng cấp tàu cá có công suất lớn, đầu tư tu bổ, mua sắm ngư lưới cụ, các trang thiết bị để vươn khơi. Nhiều số lượng tàu cá có công suất trên 400 CV đã được cải hoán, đóng mới.

Toàn quận hiện có 181 tàu khai thác thủy sản gồm gần 1.000 lao động, chia là 3 khối nghề khai thác: khối khơi, khối nghề đáy và khối lưới cá ven bờ. Tuy nhiên, sản lượng khai thác thủy sản chưa cao. Cụ thể, chỉ tính trong 6 tháng năm 2019, sản lượng khai thác thủy sản là 4.800 tấn, đạt 51,3% kế hoạch năm 2019, đạt 87,7% so với cùng kỳ năm 2018; giá trị khai thác thủy sản là 219,7 tỷ đồng, đạt 50,8% kế hoạch năm 2019, đạt 96,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Một góc Đồ Sơn nhìn từ trên cao (Ảnh: Trần Sơn)

Ông Hoàng Đình Dũng – Trưởng phòng Kinh tế quận Đồ Sơn cho biết, để khuyến khích các ngư dân yên tâm bám biển, hàng năm, quận Đồ Sơn đều phối hợp với Trường trung cấp nghề thủy sản Hải Phòng tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn thuyền viên cho các lao động ở trên địa bàn; phối hợp cùng Đồn Biên phòng Đồ Sơn tổ chức hàng chục lớp tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản, chế biến thủy sản cho các chủ tàu cá; phổ biến Luật Thủy sản năm 2017 và quy định của nhà nước về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản trên tàu cá; Quận ủy tích cực tuyên truyền cho ngư dân các quy định của pháp luật về chống khai thác hải sản bất hợp pháp cho chủ phương tiện khai thác thủy sản…; đồng thời, ban hành nghị quyết riêng về giải pháp phát triển kinh tế thủy sản địa phương. Ngoài 50% hỗ trợ của Nhà nước, quận hỗ trợ toàn bộ phần còn lại trong chi phí mua bảo hiểm cho các tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên trên địa bàn.

Có thể nói, trong những năm qua, kinh tế biển quận Đồ Sơn đã có những bước phát triển quan trọng trên các lĩnh vực du lịch – dịch vụ, khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống ngư dân được cải thiện, nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ kinh tế biển.

Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế biển trên địa bàn quận Đồ Sơn vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Du lịch của quận Đồ Sơn mang tính mùa vụ sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa có “điểm nhấn” để thu hút khách; sức cạnh tranh của sản phẩm và môi trường hoạt động du lịch thấp; khai thác thủy sản phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, môi trường lao động nặng nhọc, rủi ro cao; giá cả chi phí đầu vào không ổn định; kinh phí đầu tư nâng cấp, đóng mới tàu khai thác với số vốn lớn; hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá chưa phát triển; bến cá, khu neo đậu tránh trú bão đã xuống cấp, bồi lắng…

Ông Hoàng Xuân Minh – Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn cho biết, để khắc phục những tồn tại hiện có và phát huy tốt mọi tiềm năng từ biển, thời gian tới, quận Đồ Sơn tập trung phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú; phát triển kinh tế biển kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường. Qua đó, tạo ra tốc độ tăng trưởng khá, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn, góp phần tích cực vào chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam.

Hải Ngân

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Nhân dân luôn ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

Sau khi Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của đồng chí…

19/07/2024

Chiếu phim lưu động phục vụ thiếu niên, nhi đồng và bà con Nhân dân tại huyện Tiên Lãng

Tối 18/7, tại Nhà văn hóa thôn An Thạch, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng,…

18/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng

Bộ Chính trị đã có quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí…

18/07/2024

Thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí…

18/07/2024

2 công nhân Hải Phòng được hỗ trợ xây nhà Mái ấm Công đoàn

Sáng 18.7, Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng trao kinh phí hỗ trợ xây nhà…

18/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More