Sáng 18-4 (tức ngày 3-3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Phủ Thượng Đoạn diễn ra lễ dâng hương trong khuôn khổ lễ hội Phủ Thượng Đoạn.
Các đồng chí Cao Xuân Liên, Ủy viên thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN thành phố; Phạm Thành Văn, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận; Đỗ Đức Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố; Lại Đình Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Phạm Chí Bắc, Chủ tịch UBND quận; Trần Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch UBND quận, lãnh đạo các ban, ngành đoàn thể quận cùng đông đảo bà con nhân dân và du khách thập phương tới dự và dâng hương.
Phủ Thượng Đoạn là 1 trong 6 đền, phủ chính thờ mẫu. Đây là một trong “Tứ linh từ” theo tín ngưỡng của người Việt. Phủ Thượng Đoạn được nhân dân lập nên từ cách đây hơn 400 năm, thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh người có công mở mang bờ cõi, lập làng, lập ấp, đây còn là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Trải qua các giai đoạn của lịch sử nhân dân địa phương đã trùng tu, xây dựng Phủ như ngày nay. Phủ Thượng Đoạn là một công trình kiến trúc cổ tương đối quy mô và bề thế. Kiến trúc Phủ bố cục theo lối “tiến nhất – hậu đinh” gồm 3 lớp. Từ ngoài vào là cổng tam quan, có đắp nổi đôi nghê trên 2 cột trụ biểu, sau tam quan là sân gạch rộng dẫn tới tòa bái đường 5 gian, nối tòa bái đường với tòa hậu cung là gian cung giữa.
Đặc biệt, trong số hàng chục đồ thờ tự tại Phủ có đến gần 30 hiện vật có niên đại từ 100 năm trở lên được xếp vào hàng cổ vật có giá trị lớn, với 23 bản sắc phong có niên đại 1846-1924 phong cho Liễu Hạnh công chúa Thượng đẳng thần. Với những giá trị về lịch sử văn hóa năm 1992, Phủ Thượng Đoạn được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Đã thành truyền thống, cứ vào 3-3 âm lịch hàng năm, cùng với nhiều di tích thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh trên khắp mọi miền đất nước, Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Phủ Thượng Đoạn, phường Đông Hải I, quận Hải An lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống dâng hương tưởng nhớ công đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Năm nay, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội với nhiều hình thức phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc với nghi lễ truyền thống.
Đây là dịp để giới thiệu sâu rộng trong nhân dân về giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử của di tích, đồng thời giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đã tồn tại nhiều đời nay từ đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc quản lý, giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân.
Hải Hậu – Vũ Liễu – An ninh Hải Phòng 18/4/2018
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch…
Chiều 26/11, Công an huyện Vĩnh Bảo thông tin, sáng 26/11, khách hàng Nguyễn Quốc…
Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) phối hợp UBND…
Sáng 26/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ…
Thuộc khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia - Techfest Việt Nam…
Sáng 26/11, UBND quận Ngô Quyền tổ chức Hội nghị trao Quyết định giao đất…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More