Print Thứ bảy, 26/01/2019 17:14

 Để bảo vệ lúa xuân, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật yêu cầu các địa phương cử cán bộ phụ trách nông nghiệp thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của lúa để hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc, phòng trừ rầy kịp thời. 

 

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Phòng, những ngày gần đây, trên đồng ruộng xuất hiện rầy lưng trắng lứa 1 đang nở, mật độ rầy cám phổ biến 10 – 15 con/m2, nơi cao 100 – 120 con/m2. Rầy lưng trăng trắng có nguy cơ gây bệnh lùn sọc đen. Dự báo đến đầu tháng 4, rầy cám tiếp tục nở với mật độ gia tăng, có thể gây hại lúa xuân nghiêm trọng.

 

Để bảo vệ lúa xuân, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật yêu cầu các địa phương cử cán bộ phụ trách nông nghiệp thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của lúa để hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc, phòng trừ rầy kịp thời. Khi ruộng lúa có biểu hiện đứng cái, phân hóa đòng, cần tuyên truyền, hướng dẫn nông dân bón các loại phân NPK.

 

Đối với ruộng lúa sinh trưởng kém, có biểu hiện thiếu dinh dưỡng, nghẹt rễ hướng dẫn nông dân bón tăng lượng đạm, kali, đồng thời sử dụng thêm một số loại thuốc kích thích tăng trưởng để lúa nhanh phục hồi. Khi phát hiện một số khóm lúa có triệu chứng nhiễm bệnh lùn sọc đen như cây thấp lùn, lá nõn xoắn, màu xanh đậm, co cứng lại hơn bình thường… cần nhổ bỏ các dảnh, khóm lúa bị bệnh, vùi sâu xuống bùn và tỉa, dặm lại bằng các dảnh, khóm lúa không bị bệnh sau đó phun trừ rầy lưng trắng trên ruộng bị bệnh và khu vực chung quanh bằng thuốc đặc hiệu. Trường hợp toàn bộ diện tích ruộng bị nhiễm bệnh lùn sọc đen phải tiêu hủy cả ruộng lúa…

Báo Hải Phòng 09/04/2018

 

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Phun thuốc trừ rầy lưng trắng kịp thời
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác