Để gìn giữ bảo tồn bãi cọc, phát huy giá trị lịch sử, lòng tự hào về những dấu tích chiến công lừng lẫy của dân tộc trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử năm 1288, đặc biệt là những đóng góp của quân và dân Hải Phòng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Nguyên Mông mang lại chiến thắng oanh liệt, với mong muốn hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng đến quần thể di tích bãi cọc Cao Quỳ gắn với chiến thắng Bạch Đằng, UBND thành phố triển khai xây dựng Khu bảo tồn di tích lịch sử bãi cọc Cao Quỳ trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Đồng thời, đầu tư xây dựng tuyến đường vào Khu bãi cọc Cao Quỳ, để từng bước hoàn thiện đường vành đai phía Bắc huyện Thủy Nguyên (từ đường tỉnh 359 tại đầu đập Minh Đức tới đường tỉnh 352 xã Lại Xuân). Đáp ứng nhu cầu giao thông cho nhân dân từ QL.10 tới khu vực bãi cọc, tạo sự liên kết giữa các khu di tích dọc theo bờ hữu sông Bạch Đằng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện Thủy Nguyên nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung.
Phát huy giá trị quần thể di tích gắn với chiến thắng Bạch Đằng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên
Dự án đầu tư xây dựng Tuyến đường vào và Khu bảo tồn di tích lịch sử bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, (huyện Thủy Nguyên) do UBND huyện Thủy Nguyên làm Chủ đầu tư, có quy mô xây dựng Tuyến đường vào Khu bãi cọc Cao Quỳ với chiều dài 3,488km, nối QL.10 tới khu vực bãi cọc thuộc các xã: Lưu Kỳ, Liên Khê; chiều rộng từ 18-22m, trong đó mặt đường rộng 12m và vỉa hè đoạn rẽ vào bãi cọc hè rộng 5m; bãi đỗ xe rộng 1ha và dọc tuyến đường bố trí hệ thống điện chiếu sáng, trồng cây xanh bóng mát là lim xanh, long não, xà cừ… Đây cũng là trục đường quan trọng kết nối các khu vực phòng thủ dọc phía Bắc huyện Thuỷ Nguyên, đáp ứng khả năng độc lập tác chiến cao trong mọi tình huống có thể xảy ra, góp phần củng cố tăng cường về quốc phòng, an ninh trật tự.
Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ có diện tích khoảng 30.680m², có quy mô xây dựng các hạng mục, gồm: cổng chính rộng 20m xây trụ và mái cổng kiểu kiến trúc cổ lợp ngói mũi hài, cánh cổng là gang đúc chi tiết hoa văn; hệ thống tường bao tổng chiều dài 724m xây gạch, mái mũ tường ngói giả cổ; nhà đón tiếp, trưng bày và giới thiệu hiện vật có diện tích 360m², 1 tầng theo kiến trúc giả cổ; khu bảo tồn bãi cọc xây dựng mái nhà che khung cột giả cổ diện tích 2.000m². Hệ thống đường dẫn đi xuống bãi cọc cho khách tham quan nằm trong phạm vi nhà mái che. Toàn bộ mặt bằng bãi cọc phát lộ được bảo tồn theo hướng lấp đất, xây dựng hình tượng cọc 3D lộ thiên cho khách tham quan. Ngoài ra còn có hệ thống sân vườn, thảm cỏ xây dựng diện tích 20.000m² cùng các tiện ích khác như: nhà vệ sinh, nhà bảo vệ…
Nhà đón tiếp, trưng bày và giới thiệu hiện vật có mục đích trưng bày những hiện vật khai quật tại chỗ, bảo tồn các dấu tích khai quật, trưng bày sa bàn cảnh quan di tích thu nhỏ; khu chuyên đề về diễn giải lịch sử (chiếu phim tư liệu 3D hiện trạng di tích, phim tư liệu về quá trình khai quật khảo cổ bãi cọc, các tư liệu về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông,…).
Với cách bố trí, trưng bày khoa học về toàn bộ giá trị lịch sử, văn hóa, khảo cổ có định hướng, khu di tích văn hóa – lịch sử này sẽ phát huy vai trò, thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng, du khách.
Minh Hảo – Ảnh: Quốc Trung
Chiều 26/11, Công an huyện Vĩnh Bảo thông tin, sáng 26/11, khách hàng Nguyễn Quốc…
Thuộc khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia - Techfest Việt Nam…
Sáng 26/11, UBND quận Ngô Quyền tổ chức Hội nghị trao Quyết định giao đất…
Thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại khách sạn Pullman, Hiệp hội…
Thuộc chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại…
Sở Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông báo 780/TB-SGTVT về việc phân luồng…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More