Print Thứ năm, 18/07/2019 11:03

Hiệp định Geneve đã được ký kết buộc Pháp phải chấp nhận đình chiến trên toàn cõi Đông Dương, cam kết rút quân khỏi Đông Dương – dấu mốc quan trọng của sự nghiệp cách mạng và ngoại giao Việt Nam.

Theo các điều khoản Hiệp định Genève, quân Pháp có 80 ngày để rút quân khỏi Hà Nội. Ngày 8/10/1954, quân Pháp làm lễ hạ cờ và ngày 9/10 bắt đầu rút khỏi Hà Nội. Quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến vào tiếp quản tới đó. Đúng 16h30 ngày 9/10/1954, quân Pháp rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Trong ảnh: Những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên để xuống Hải Phòng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Theo các điều khoản Hiệp định Genève, quân Pháp có 80 ngày để rút quân khỏi Hà Nội. Ngày 8/10/1954, quân Pháp làm lễ hạ cờ và ngày 9/10 bắt đầu rút khỏi Hà Nội. Quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến vào tiếp quản tới đó. Đúng 16h30 ngày 9/10/1954, quân Pháp rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Trong ảnh: Sỹ quan quân đội Liên hiệp Pháp lủi thủi xách vali lên xe để rút lui khỏi Hà Nội, sáng 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Theo các điều khoản Hiệp định Genève, quân Pháp có 80 ngày để rút quân khỏi Hà Nội. Ngày 8/10/1954, quân Pháp làm lễ hạ cờ và ngày 9/10 bắt đầu rút khỏi Hà Nội. Quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến vào tiếp quản tới đó. Đúng 16h30 ngày 9/10/1954, quân Pháp rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Trong ảnh: Lực lượng bộ binh Pháp lặng lẽ rút qua phố Hàng Đào lên cầu Long Biên (Hà Nội) để xuống Hải Phòng, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Theo Hiệp định Genève, quân đội Pháp phải lần lượt rút lui khỏi các địa phương do họ chiếm đóng ở phía Bắc vĩ tuyến 17, hạn đến ngày 19/5/1955 thì phải rút toàn bộ khỏi khu Hải Phòng là khu trú quân tạm thời cuối cùng của họ ở miền Bắc. Ngày 13/5/1955, bộ đội ta tiến vào tiếp quản thành phố. Ngày 15/5/1955, những lính Pháp cuối cùng xuống tàu tại bến Nghiêng (nay thuộc quận Đồ Sơn) rút khỏi Hải Phòng. Trong ảnh: Một đơn vị bộ đội Việt Nam tiếp quản bến Sáu Kho (Hải Phòng), ngày 13/5/1955, theo các điều khoản trong Hiệp định Genève. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Lực lượng Ủy ban quốc tế giám sát việc quân đội Pháp trao trả và rút khỏi bến Sáu Kho, Hải Phòng (tháng 5/1955), theo các điều khoản trong Hiệp định Genève. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Lực lượng Ủy ban quốc tế giám sát việc quân đội Pháp trao trả và rút khỏi Hải Phòng (tháng 5/1955), theo các điều khoản trong Hiệp định Genève. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Lực lượng Ủy ban quốc tế đến giám sát việc quân đội Pháp trao trả và rút khỏi Hải Phòng (tháng 5/1955), theo các điều khoản trong Hiệp định Genève. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Một đơn vị bộ đội Việt Nam tiếp quản Câu lạc bộ Judo Hải Phòng, ngày 13/5/1955, theo các điều khoản trong Hiệp định Genève. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chiếc tàu Djiring chở quân Pháp rút lui khỏi bến Sáu Kho (Hải Phòng), ngày 13/5/1955. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Theo Hiệp định Genève, quân đội Pháp phải lần lượt rút lui khỏi các địa phương do họ chiếm đóng ở phía Bắc vĩ tuyến 17, hạn đến ngày 19/5/1955 thì phải rút toàn bộ khỏi khu Hải Phòng là khu trú quân tạm thời cuối cùng của họ ở miền Bắc. Ngày 13/5/1955, bộ đội ta tiến vào tiếp quản thành phố. Ngày 15/5/1955, những lính Pháp cuối cùng xuống tàu tại bến Nghiêng (nay thuộc quận Đồ Sơn) rút khỏi Hải Phòng. Trong ảnh: Những lính Pháp cuối cùng lên tàu chở quân đội Pháp tại Đồ Sơn, rút khỏi Hải Phòng, ngày 15/5/1955. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Thực hiện các điều khoản trong Hiệp định Genève, ngày 24/4/1955, quân Pháp rút khỏi Hòn Gai, khu Hồng Quảng (nay là Quảng Ninh). 12 giờ ngày 24/4/1955, tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng lên tàu, rút khỏi bến phà Bãi Cháy. Trong ảnh: Bộ đội Việt Nam tiếp quản ngay các vị trí quân Pháp vừa rút lui tại Hòn Gai, ngày 24/4/1955. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ngày 25/4/1955 trở thành mốc son trong lịch sử cách mạng tỉnh Quảng Ninh và trở thành ngày hội truyền thống, niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. Trong ảnh: Bộ đội Việt Nam tiếp quản các cơ quan hành chính tại Hòn Gai và giám sát quân Pháp rời đi. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

12 giờ ngày 24/4/1955, tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng lên tàu, rút khỏi Hòn Gai, thực hiện các điều khoản trong Hiệp định Genève. Khu mỏ Hồng Quảng (nay là Quảng Ninh) hoàn toàn giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Trong ảnh: Đồng chí Phạm Hùng, Trưởng đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ban Liên hiệp đình chiến Nam bộ và Trưởng Phái đoàn liên lạc Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh Ủy ban Quốc tế tại Sài Gòn, thông báo tình hình thi hành hiệp định Genève trước một số cán bộ cao cấp các cơ quan Trung ương, tại Hà Nội, sau Hiệp định Genève. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Nguồn. Vietnam+

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: [Photo] Pháp rút quân khỏi Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác