Print Thứ Năm, 09/01/2020 15:31 Gốc

Đảng đã lãnh đạo nhân dân lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp giành thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.”

Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên, đặt ra những vấn đề cấp bách, trong đó quyết tâm chiến đấu với ‘giặc đói,’ ‘giặc dốt,’ nhanh chóng tiến hành cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để từ đó soạn thảo một bản Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời. (Ảnh: TTXVN).
Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên, đặt ra những vấn đề cấp bách, trong đó quyết tâm chiến đấu với ‘giặc đói,’ ‘giặc dốt,’ nhanh chóng tiến hành cuộc Tổng tuyển cử để từ đó soạn thảo một bản Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. (Ảnh: TTXVN)
Một lớp ‘Bình dân học vụ’ ở Hà Nội những ngày đầu độc lập. ‘Bình dân học vụ’ là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8/9/1945, ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, nhằm giải quyết ‘giặc dốt’ – một trong các vấn đề cấp bách nhất của đất nước thời gian đó. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Một lớp ‘Bình dân học vụ’ ở Hà Nội những ngày đầu độc lập. ‘Bình dân học vụ’ là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8/9/1945, ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, nhằm giải quyết ‘giặc dốt’ – một trong các vấn đề cấp bách nhất của đất nước thời gian đó. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Một lớp ‘Bình dân học vụ’ ở Phú Yên những ngày đầu độc lập. ‘Bình dân học vụ’ là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8/9/1945, ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, nhằm giải quyết ‘giặc dốt’ – một trong các vấn đề cấp bách nhất của đất nước thời gian đó. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phong trào ‘Hũ gạo cứu đói’ với tinh thần ‘Một nắm khi đói bằng một gói khi no’ lan rộng khắp cả nước. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 5/11/1945, ‘Ngày Kháng chiến’ được tổ chức trên toàn quốc nhằm biểu thị sự ủng hộ của toàn dân đối với cuộc chiến đấu oanh liệt của đồng bào Nam Bộ. Tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và đọc diễn văn tại Nhà hát Lớn Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ở Sài Gòn, tháng 9/1945. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Một đơn vị Nam tiến tại ga Hàng Cỏ, Hà Nội trước khi lên đường vào Nam chi viện cho mặt trận Nam Bộ, tháng 9/1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 6/1/1946, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trên khắp cả nước đã đi bầu cử đại biểu Quốc hội lần đầu tiên, đánh dấu sự khai sinh Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong ảnh: Ngày 12/1/1946, hàng vạn nhân dân Thủ đô mít tinh tại khu học xá Trung ương (nay là Đại học Bách khoa Hà Nội) chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu vừa trúng cử vào Quốc hội khoá I. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 6/1/1946, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trên khắp cả nước đã đi bầu cử đại biểu Quốc hội lần đầu tiên, đánh dấu sự khai sinh Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong ảnh: Quang cảnh khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá I (2/3/1946). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn Hà Nội, thảo luận và thông qua Hiến pháp 1946 (2/3/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (2/3/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Đội trinh sát đặc biệt, đơn vị chủ chốt trấn áp bọn phản động Quốc dân đảng ngày 12/7/1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nhà số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều) – một trong số những trụ sở của bọn phản động Quốc dân đảng tại Hà Nội (năm 1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và J. Sainteny – đại diện 2 Chính phủ Việt-Pháp ký ‘Hiệp định Sơ bộ,’ tạm hoà hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng ra khỏi đất nước, tránh đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù nguy hiểm. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/TTXVN phát)
Đoàn đại biểu Việt Nam tại hội nghị Fontainebleau – Pháp năm 1946 để đàm phán với Pháp (6/7-10/9/1946) sau khi ký kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ II bầu ra (3-9/11/1946). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhân dân Thủ đô nghe loa thông báo phát đi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12/1946). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Các chiến sỹ Vệ Quốc đoàn chiến đấu kiên cường, bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông 1947 báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh kế hoạch tác chiến. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Thủ đô Hà Nội những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, với ý chí ‘Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.’ (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/Tư liệu TTXVN)
Các chiến sỹ Vệ Quốc đoàn chiến đấu kiên cường, bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một đơn vị ‘quyết tử’ của Hà Nội đầu năm 1947. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tàu chiến của Pháp bị quân, dân ta đánh đắm trên sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông 1947. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Hàng vạn đồng bào Sài Gòn xuống đường tuần hành chính trị phản đối hai tàu chiến Mỹ Anderson và Sticker cập cảng Sài Gòn (19/3/1950). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chiến hạm Saint Laubert bị lực lượng vũ trang Khu Sài Gòn-Chợ Lớn đánh chìm trên sông Lòng Tàu, ngày 26/5/1950. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới (1950). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới (16/9/1950). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi công tác ở Việt Bắc (1951). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc (2/1951). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội ta hành quân lên Tây Bắc trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, phá tan ‘kế hoạch Navarre’ của địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đảng ta đã huy động được một lực lượng lớn dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến thắng Ðiện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
17 giờ 30 phút ngày 13/3/1954, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiều 7/5/1954, lá cờ ‘Quyết chiến-Quyết thắng’ của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ ‘lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.’ (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiều 7/5/1954, lá cờ ‘Quyết chiến-Quyết thắng’ của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Hội nghị Geneva về Đông Dương tại Thụy Sĩ (1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 20/7/1954, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam. Ngay sau đó, Hiệp định đình chiến ở Lào và Campuchia cũng được ký kết, tại Hội nghị Geneva (Thụy Sĩ). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội ta từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội ta từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiếc tàu Djiring chở quân Pháp rút lui khỏi bến Sáu Kho (Hải Phòng), ngày 13/5/1955, đánh dấu mốc lịch sử miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Những lính Pháp cuối cùng lên tàu tại Đồ Sơn để rút khỏi Hải Phòng, ngày 15/5/1955, đánh dấu mốc lịch sử miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: [Photo] Đảng lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác