Pháp luật

Phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 khi kiểm tra nồng độ cồn: Sử dụng phương pháp phù hợp, bảo đảm

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) hạn chế kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu như vậy sẽ kéo theo nguy cơ gia tăng trở lại các vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ rượu, bia.

Điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia

Là một trong các nguyên nhân chính dẫn tới các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, để giảm tình trạng sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông, Nghị định 100 của Chính phủ quy định về xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2020, nâng mức xử phạt cao đối với hành vi này lên mức 40 triệu đồng với người điều khiển ô tô và 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô-tô. Theo thống kê của Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an thành phố), những ngày đầu sau khi Nghị định 100 có hiệu lực, số người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về sử dụng rượu bia giảm mạnh. Thậm chí, ngay trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý vừa qua, thời điểm như trước đây người dân có thói quen sử dụng nhiều rượu bia, cũng giảm cơ bản. Trong 7 ngày nghỉ Tết, tại Hải Phòng lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn đối với 769 trường hợp, chỉ phát hiện được 15 người vi phạm. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mọi năm trước đó.

Hơn 3000 chiếc khẩu trang y tế được cấp phát cho các tổ công tác của Phòng CSGT đường bộ, đường sắt.

Nhưng từ khi dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp, xuất hiện ý kiến cho rằng cần hạn chế việc kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông để phòng ngừa lây nhiễm. Một số người dân cho rằng lực lượng chức năng dừng hoạt động kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cho tới khi hết dịch. Bởi vậy việc tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu, bia có phần gia tăng.

Ghi nhận tại một số quán ăn trên đường Hoàng Minh Thảo (quận Lê Chân) trong tuần giữa tháng 2-2020, số lượng khách tới các quán tăng trở lại. Hầu hết các bàn thay đồ uống có ga bằng những chai rượu, chai bia. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại các quán nhậu hè phố Lê Lợi, Võ Thị Sáu (quận Ngô Quyền). Sau các bữa nhậu, nhiều người tham gia “thoải mái” điều khiển mô-tô, xe máy đi về. Khi được hỏi về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông, có người cho rằng “công an có kiểm tra đâu mà lo“.

Xây dựng phương án kiểm tra phù hợp

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh COVID-19 chủ yếu lây truyền qua việc tiếp xúc với dịch tiết nước bọt của người mắc bệnh. Trong khi đó, thời gian gần đây, lực lượng CSGT áp dụng cơ chế kiểm tra nồng độ cồn chủ yếu bằng thiết bị đo có phễu thổi dùng nhiều lần. Đây chính là nguyên nhân xuất hiện ý kiến nên tạm dừng kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông để phòng, chống dịch bệnh.

Anh Vũ Văn Chủ, lái xe ô tô BKS 89C- 083.52 cho biết: Việc duy trì kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện là chủ trương phù hợp thực tế, được đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ, nâng cao ý thức người tham gia giao thông, qua đó người dân an toàn hơn. Nhưng lực lượng chức năng cần bảo đảm quy trình kiểm tra an toàn, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác từ việc sử dụng thiết bị kiểm tra nồng độ cồn.

Trước sự lo lắng của người dân, Đội trưởng Đội Tuyên truyền và xử lý (Phòng CSGT đường bộ đường sắt) Lương Thị Danh Chiến cho biết: Thời gian tới, CSGT sẽ tăng cường việc kiểm tra nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện bằng thiết bị có ống thổi sử dụng một lần. Tất cả thiết bị đo sẽ được sát khuẩn thường xuyên, bảo đảm an toàn cho người dân cũng như chính lực lượng CSGT làm nhiệm vụ. Ống thổi của người dân đều được được đóng nguyên trong túi ni-lông. Trước khi thổi, người dân có quyền được kiểm tra ống cũ hay mới. Mặt khác, những cán bộ, chiến sĩ CSGT trực tiếp tham gia các tổ công tác kiểm tra nồng độ cồn được trang bị khẩu trang, găng tay khi làm việc. Tất cả ống thổi, găng tay, khẩu trang sau ca làm việc được tổ công tác thu gom vào túi ni-lông kín để xử lý theo quy định. Việc làm trên xử lý nghiêm các vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông, qua đó bảo đảm an toàn cho cộng đồng./.

Trong hơn 1 tháng qua, các tổ công tác Phòng CSGT đường bộ, đường sắt kiểm tra hơn 4000 người điều khiển phương tiện giao thông, chỉ phát hiện được hơn 60 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 440 triệu đồng.

Bài và ảnh: Như An/Báo Hải Phòng

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Tin khác

Kịp thời giúp khách hàng thoát “bẫy” lừa đảo chuyển hơn 5 tỷ đồng

Chiều 26/11, Công an huyện Vĩnh Bảo thông tin, sáng 26/11, khách hàng Nguyễn Quốc…

26/11/2024

Dự án YEAST ERA đoạt quán quân cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia năm 2024

Thuộc khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia - Techfest Việt Nam…

26/11/2024

Quận Ngô Quyền hướng dẫn, trao Quyết định giao đất tái định cư cho 57 hộ dân hoàn thiện hồ sơ theo quy định

Sáng 26/11, UBND quận Ngô Quyền tổ chức Hội nghị trao Quyết định giao đất…

26/11/2024

Hội thảo công nghệ tài chính Việt Nam – Vietnam Fintech Summit 2024 (VFS)

Thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại khách sạn Pullman, Hiệp hội…

26/11/2024

Hội thảo “Khai thác nguồn lực từ chuyển đổi kép cho khởi nghiệp sáng tạo”

Thuộc chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại…

26/11/2024

Phân luồng giao thông tạm thời tổ chức sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024

Sở Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông báo 780/TB-SGTVT về việc phân luồng…

26/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More