Giáo dục

Phòng, chống tai nạn thương tích tại các trường mầm non: Tạo môi trường học tập an toàn với trẻ

Trẻ mầm non còn nhỏ tuổi, hiếu động, chưa có ý thức trong chơi đùa và có sức đề kháng yếu, nên dễ bị tai nạn, thương tích. Phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường là việc được ngành Giáo dục và các trường mầm non trên địa bàn thành phố luôn quan tâm, đặc biệt sau một số sự việc đáng tiếc xảy ra trong cả nước và Hải Phòng mới đây.

Tai nạn rình rập

Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa triệu tập 3 giáo viên liên quan về việc học sinh 3 tuổi của Trường mầm non Phù Lỗ (Hà Nội) bị mắc kẹt trong ô tròn của cầu trượt tại sân trường dẫn đến tử vong vào ngày 25-11. Sự việc xảy ra trong giờ hoạt động ngoài trời của lớp. Tuy nhiên, khi đưa các cháu vào phòng, các cô mới phát hiện thiếu một cháu. Khi xuống sân tìm mới phát hiện, nhưng do quá muộn, nên cháu bé không qua khỏi. Sau vụ việc trên, Bộ Giáo dục – Đào tạo chỉ đạo và tổ chức các cuộc thanh, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn trong các cơ sở giáo dục mầm non tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Cũng vì bất cẩn trong chăm sóc trẻ, tại Hải Phòng, vào ngày 23-10, cháu bé Đào Cát Linh Đ., học Trường non Hoa Sen, ở tổ dân phố số 1, thị trấn An Dương (huyện An Dương) bị bạn cắn làm sây sát vùng mặt trong lúc ngồi chơi. Lúc này, 2 cô giáo phụ trách đang lau nhà và dọn dẹp bên ngoài, không phát hiện kịp thời. Từ vụ việc này, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương chỉ đạo, chấn chỉnh rút kinh nghiệm về việc bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non trên toàn huyện.

Chăm sóc, dạy trẻ tại Trường mầm non Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên).

Trước đó, vào tháng 6- 2019, một trẻ 3 tuổi của Trường mầm non Bông Sen (thành phố Đà Nẵng) bị tử vong do đụng phải gầm xe đưa đón trẻ của trường này vào giờ tan học cũng do một phút lơ là của người quản lý trẻ.

Năm học 2019-2020, toàn thành phố có 241 trường, trong đó công lập: 243; ngoài công lập: 98 trường mầm non công lập và tư thục, dân lập. Tổng số trẻ mầm non là 119.929 trẻ, trong đó công lập: 92.039 trẻ, ngoài công lập: 27890 trẻ.

Bảo đảm tiêu chí an toàn, tăng cường trách nhiệm giáo viên

Từ các vụ việc trên cho thấy nguyên nhân của các vụ tai nạn đối với trẻ mầm non trên cả nước và thành phố trong thời gian qua xuất phát từ việc cơ sở vật chất của các trường chưa bảo đảm an toàn và công tác quản lý, giám sát của một số cán bộ, giáo viên chưa bảo đảm. Theo Trưởng Phòng Giáo dục mầm non (Sở Giáo dục – Đào tạo) Vương Thị Đào: Hiện nay, 100% các cơ sở giáo dục mầm non tại Hải Phòng có kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn phòng, chống, tai nạn thương tích” với các chỉ tiêu, biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Tuy nhiên, còn một số trường chưa đáp ứng đủ 68 tiêu chí bảo đảm an toàn cho trẻ ở trường mầm non theo quy định tại Thông tư 13 năm 2010 của Bộ Giáo dục – Đào tạo về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Việc chăm sóc, dạy trẻ mầm non bảo đảm an toàn là vấn đề được đặt lên hàng đầu dù cơ sở vật chất một số trường còn thiếu thốn. Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Hưng (huyện Vĩnh Bảo) Lê Thị Mai Lan cho biết: Hiện điều kiện cơ sở của trường còn thiếu, phải chia làm 2 khu học, các đồ chơi cho trẻ đều cũ, ảnh hưởng đến an toàn của trẻ. Do đó, năm học qua, trường vận động xã hội hóa làm mái che khu vui chơi cho trẻ, đồng thời kêu gọi cha mẹ học sinh đầu tư camera để giám sát hoạt động của trẻ trong trường nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ, tuy nhiên chưa thực hiện được. Rút kinh nghiệm từ các vụ việc xảy ra đối với trẻ kể trên, hằng ngày nhà trường yêu cầu các cô giáo có mặt sớm ở lớp để kiểm tra và dọn dẹp phòng học bảo đảm gọn gàng, an toàn trước khi trẻ đến lớp. Đồng thời, yêu cầu các cô giáo thường xuyên nhắc nhở cha mẹ học sinh cắt móng tay cho trẻ; không cho trẻ mang vật sắc nhọn đến lớp. Trong các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ, giáo viên phải luôn có mặt để quản lý các cháu an toàn.

Theo chị Nguyễn Thị Hoa ở xã An Hồng (huyện An Dương), là người có con nhỏ học trường mầm non công lập của xã, nhiều lúc chị cũng rất lo lắng khi đi học về thấy con bị bầm tím ở má, cằm do bị ngã hoặc bị bạn cắn. Chị cho rằng, để tránh xảy ra như trường hợp đáng tiếc kể trên, ngành Giáo dục cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, tình thương của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với trẻ, nhất là kiến thức và kỹ năng xử lý các tình huống về an toàn cho trẻ. Đồng thời, ngành Giáo dục phối hợp các địa phương kịp thời kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm không bảo đảm về điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và vi phạm các quy định về an toàn trường học; kiên quyết đình chỉ các cơ sở giáo dục, nhất là mầm non tư thục sau nhiều lần không có biện pháp khắc phục các thiếu sót.

Bài và ảnh: Mạnh Quang

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Tin khác

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…

25/11/2024

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện quyết tâm sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…

25/11/2024

Tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với lứa tuổi học sinh

Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…

25/11/2024

Hải Phòng có tân Cục trưởng Cục Hải quan thành phố

Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…

25/11/2024

Thí sinh Hải Phòng trở thành Á vương 1 của Nam vương Thế giới – Mr World 2024

Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…

24/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More