Thời gian qua, lãnh đạo các cấp, các ngành và cộng đồng đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, đã có nhiều chương trình, dự án thúc đẩy thực hiện quyền của trẻ em và trẻ em được quan tâm chăm sóc và bảo vệ ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, tình hình tai nạn thương tích trẻ em nói chung và tình trạng đuối nước ở trẻ em nói riêng vẫn đang diễn ra hàng ngày, là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, sau tai nạn giao thông. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 6.400 người bị đuối nước, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ vị thành niên. Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia hàng đầu, có tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước, cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển. Riêng tại thành phố Hải Phòng, từ 2015-2018 số trẻ em chết do đuối nước là 106 trẻ, 6 tháng đầu năm 2019 đã có 14 trẻ em bị cướp đi sinh mạng do đuối nước. Các vụ đuối nước trẻ em thường xảy ra ở các địa phương có nhiều sông ngòi, ao hồ như huyện Thủy Nguyên (29), huyện Vĩnh Bảo (26), huyện Kiến Thụy (15), huyện Tiên Lãng (12), huyện An Dương, quận Dương Kinh, tập trung nhất vào dịp hè, đợt nắng nóng và độ tuổi trẻ bị đuối nước chủ yếu là trẻ từ 3 đến 14 tuổi, các em chủ yếu bị đuối nước trong các hoạt động sinh hoạt vui chơi, theo người thân đi kiếm sống. Đây chỉ là con số thống kê về các vụ việc tử vong do đuối nước, còn nhiều trường hợp suýt chết đuối cũng chưa được thống kê ở đây.
Nguyên nhân của những vụ đuối nước trẻ em xảy ra trên địa bàn thành phố
Thứ nhất, môi trường sống không an toàn: ao, hồ quanh nhà không có rào chắn, chưa có biển cảnh báo, biển cấm; có những nơi ở xa khu dân cư, ít người dân qua lại, khi trẻ bị nguy hiểm thì không có sự trợ giúp kịp thời. Thiếu địa điểm học bơi và địa điểm vui chơi giải trí cho trẻ em, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Thứ hai, trẻ em không biết bơi, chưa được rèn các kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn và xử lý các tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.
Thứ ba, sự bất cẩn của người lớn, sự lơ là, chủ quan, thiếu quan tâm của bố mẹ, người thân của trẻ hay thiếu người trông nom, chăm sóc trẻ để trẻ tự do vui chơi gần những nơi có mối hiểm họa tiềm tàng này. Trẻ em dưới 5 tuổi có thể gặp tai nạn này ngay trong xô, chậu, chum, vại, bể chứa nước, ao hay giếng khơi trong gia đình. Trẻ lớn hơn có thể gặp tai nạn này ở ao, hồ, sông, suối…
Tai nạn thương tích đối với trẻ em, đặc biệt là đuối nước ở trẻ em đang là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội, để lại những hậu quả nặng nề cả về vật chất và nỗi đau tinh thần.
Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em
Xây dựng nhiều địa điểm học bơi và địa điểm vui chơi giải trí an toàn, lành mạnh cho trẻ em, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, xa trung tâm thành phố; có nhiều lớp dạy bơi và kỹ năng cứu đuối cho học sinh; giảm chi phí lớp học bơi này và các lớp kỹ năng sống cho trẻ em ở khu vực nông thôn.
Các cơ quan chức năng thường xuyên rà soát, cắm biển báo, biển cảnh giới ở các khu vực, địa điểm, sông, hồ nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn đuối nước; trang bị áo phao cho trẻ em sống gần các khu vực này. Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn trẻ các kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi. Thành lập các đội dân phòng có trách nhiệm quan sát, cảnh báo trẻ em tại địa điểm bơi lội không an toàn.
Nhà trường phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức dạy và học bơi như một chương trình bắt buộc trong môn học thể dục; giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh. Bên cạnh đó mọi người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường hợp đuối nước.
Cha mẹ thường xuyên giám sát, để ý con khi đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể bơi, tắm biển; tạo điều kiện để trẻ em học bơi nâng cao sức khỏe và ứng phó với tai nạn đuối nước; trang bị cho trẻ được biết về các nguy cơ có thể xảy ra khi đến gần những nơi có mặt nước hở để nâng cao tính cảnh giác, đồng thời hướng dẫn trẻ giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải.
Chiều 14/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 14/1/2025 chủ trương…
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 14/1, đồng chí Phạm Văn…
Hồi 16h30' ngày 13/1/2025, Công an thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nhận…
Chiều 13/1, tại Khách sạn Điện lực (quận Đồ Sơn), Công ty TNHH MTV Điện…
Chiều 13-1, tại UBND quận Hải An, Hội Chữ thập đỏ thành phố phối hợp…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More