Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng nêu rõ, thực hiện Nghị quyết, thành phố Hải Phòng đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp giảm thời gian đi lại và chi phí, tỷ lệ cấp đăng ký kinh doanh qua mạng, khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử đạt cao. Các giao dịch điện tử như: nộp tiền điện, nước qua mạng được các doanh nghiệp triển khai mạnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập mới qua mạng chiếm tỷ lệ 88,69% số hồ sơ. Sở Khoa học và Công nghệ vận hành, sử dụng có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 với 40/40 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, đạt tỷ lệ 100%. Thanh tra thành phố đã nâng cấp và triển khai phần mềm "Hệ thống quản lý kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thành phố". Cục Hải quan Hải Phòng đã triển khai kết nối hệ thống VASSCM (quản lý hải quan tự động tại cảng biển) đối với tất cả 36 kho ngoại quan thuộc địa bàn quản lý.
Tính từ tháng 9/2016 đến nay, UBND thành phố Hải Phòng đã tổ chức 30 hội nghị đối thoại doanh nghiệp, đã có 190/282 kiến nghị được giải quyết triệt để (chiếm 67,38%), 92/282 kiến nghị (chiếm 32,62%) đang được UBND thành phố và các sở, ngành, địa phương giải quyết. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, UBND thành phố Hải Phòng đã tổ chức 5 kỳ hội nghị đối thoại doanh nghiệp, đã có 12/20 kiến nghị được giải quyết triệt để (chiếm 60%)…
Chủ tịch Nguyễn Văn Tùng cũng thẳng thắn chỉ rõ, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thành phố Hải Phòng vẫn tồn tại một số việc như: cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến và trả kết quả trực tuyến còn thấp so với yêu cầu. Việc thanh toán điện tử các tiền dịch vụ đối với người dân chưa cao, tỷ lệ người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ATM còn thấp so với yêu cầu của Chính phủ.
Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành, để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh trên địa bàn, thành phố Hải Phòng kiến nghị Chính phủ triển khai và sớm đưa vào sử dụng trên phạm vi toàn quốc các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung nhằm đảm bảo việc xác thực thông tin phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 theo hướng siết chặt hơn nữa điều kiện kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe ô tô. Đối với các bộ, ngành Trung ương quan tâm, triển khai việc liên thông hệ thống ngành dọc với hệ thống của các địa phương…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã lắng nghe nhiều ý kiến góp ý, chia sẻ của đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề như: những khó khăn, vướng mắc tồn tại, điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; vấn đề về xây dựng các quy trình xuất, nhập khẩu hải sản; việc thu thuế vận chuyển hàng hóa qua cảng của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản; đề nghị Chính phủ, bộ, ngành, địa phương quan tâm siết chặt quản lý vận tải hàng hóa, kiểm soát các bến thủy nội địa…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao thành phố Hải Phòng đã có những phát triển bứt phá trên các lĩnh vực trong thời gian gần đây. Hải Phòng không chỉ ổn định về mặt an ninh trật tự an toàn xã hội, mà các chỉ số phát triển kinh tế – xã hội đều đạt và vượt cao so với cả nước… Hải Phòng là đô thị lớn và là đầu mối của cảng biển, từ đó liên quan đến kinh tế và liên quan đến xuất nhập khẩu qua thành phố này. Những kinh nghiệm, thực tế từ Hải Phòng đóng góp nhiều trong quá trình xây dựng chính sách, nhất là trong Nghị quyết 02.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, tinh thần Nghị quyết 02 của Chính phủ là thoáng hơn cho doanh nghiệp và có 2 điểm mới đó là thanh toán điện tử và đổi mới sáng tạo.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị đoàn công tác, qua những lần đi làm việc thực tế cần ghi nhận các ý kiến của địa phương, doanh nghiệp và tìm ra những phương pháp giải quyết, đề xuất cơ chế chính sách cụ thể kiến nghị Chính phủ chỉ đạo giải quyết. Các bộ, ngành Trung ương phải xác định rõ trách nhiệm trong quá trình thực hiện Nghị quyết, cần phải đảm bảo một mặt tăng các chỉ số xếp hạng quốc tế, mặt khác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp.
Đoàn Minh Huệ (TTXVN)
Sáng 18/11, Thường trực HĐND thành phố tiếp xúc cử tri là đại diện hội…
Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu…
Hà Mạnh H trình bày, sáng 17/11 điều khiển xe máy đi từ thị trấn…
Ngày 16.11, Bộ Y tế ban hành thông tư Quy định về tiêu chuẩn sức…
Chiều 17/11, Công an quận Kiến An thông tin cho biết, đơn vị vừa giúp…
Sáng 17/11, Đảng ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hữu Bằng (huyện Kiến Thụy) long…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More