Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân

Chủ tịch UBND thành phố vừa ký Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ảnh minh họa.

Với quan điểm phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, phát triển bền vững hệ thống vận tải đô thị nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đảm bảo kết nối thuận lợi trong nội đô và giữa các trung tâm quận, huyện trên địa bàn thành phố; tăng cường kết nối đến các khu vực tập trung dân cư, các khu công nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện và các khu du lịch; phát triển phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý và điều hành hoạt động xe buýt; dành quỹ đất hợp lý để phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (điểm đầu cuối, bãi tập kết, điểm đỗ, đón khách…).

Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công công bằng xe buýt, giai đoạn 2017 – 2020, sẽ quy hoạch 22 tuyến xe buýt, trong đó có 01 tuyến xe buýt liền kề nối với tỉnh Quảng Ninh; 21 tuyến xe buýt nội tỉnh, trong đó có 01 tuyến xe buýt vòng tròn nội đô.

Giai đoạn 2021 – 2025, quy hoạch 31 tuyến xe buýt, trong đó có 03 tuyến xe buýt liền kề nối với tỉnh Quảng Ninh (01 tuyến), Hải Dương (02 tuyến); 28 tuyến xe buýt nội tỉnh, trong đó có 02 tuyến xe buýt vòng tròn nội đô, 02 tuyến nội bộ khu công nghiệp VSIP.

Giai đoạn 2026 – 2030, quy hoạch 38 tuyến xe buýt, trong đó có 06 tuyến xe buýt liền kề nối với các tỉnh Quảng Ninh (02 tuyến), Hải Dương (03 tuyến), Thái Bình (01 tuyến); 32 tuyến xe buýt nội tỉnh, trong đó có 2 tuyến xe buýt vòng tròn nội đô, 02 tuyến nội bộ KCN VSIP.

Theo dự báo về nhu cầu phương tiện xe buýt, đến năm 2020 khoảng 258 xe, trong đó loại xe 40 chỗ khoảng hơn 70 xe, loại xe 50 chỗ là hơn 100 xe, loại xe 55 chỗ là hơn 80 xe…

Nhu cầu quỹ đất dành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (gồm bãi đỗ xe, điểm đầu cuối, điểm trung chuyển) trên địa bàn thành phố đến năm 2020 là 3,27 ha; đến năm 2025 là 5,16 ha; và đến năm 2030 là 5,46 ha.

Mục tiêu của Quy hoạch, trong giai đoạn 2017 – 2020 duy trì 14 tuyến buýt hiện có, phát triển một số tuyến buýt kết nối đến các khu công nghiệp; khu đô thị mới; trung tâm các quận, huyện. Phấn đấu đến 2020 khối lượng vận chuyển đạt 31,6 – 44,2 triệu lượt hành khách/năm, đáp ứng 5 – 7% nhu cầu đi lại của người dân.

Tin khác

Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ kiểm tra công tác phòng, chống bão số 2 tại các địa phương

Chiều 22/7, đồng chí Nguyễn Đức Thọ, Phó chủ tịch UBND thành phố kiểm tra…

22/07/2024

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 2, cập nhật 17h ngày 22/7/2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của…

22/07/2024

Đêm 22/7, bão số 2 đổ bộ trực tiếp vào khu vực vịnh Bắc Bộ

Với lượng mưa lớn lại dồn dập trong thời gian ngắn thì hầu hết khu…

22/07/2024

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 2, cập nhật 11h ngày 22/7/2024

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, lúc 13 giờ ngày 22/7,…

22/07/2024

Đình chỉ hoạt động du lịch, vui chơi giải trí tại các khu vực biển, đảo từ 12 giờ 00 ngày 22/7/2024

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân…

22/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More