Năm 2030, giá trị thương mại đóng góp khoảng 8,5-9% vào GRDP của thành phố
UBND thành phố đề ra mục tiêu giai đoạn đến năm 2030, giá trị tăng thêm thương mại trên địa bàn thành phố đạt tốc độ bình quân khoảng 12-13%/năm; đến năm 2030 đóng góp khoảng 8,5-9% vào GRDP của thành phố. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (chưa loại trừ yếu tố giá) đạt tốc độ tăng bình quân 14-15%/năm đến năm 2030. Doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 16-18% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả thành phố, đạt tốc độ tăng bình quân 23-25%/năm; phấn đấu có từ 55-60% doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại (bao gồm các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa, các doanh nghiệp chuyển đổi từ cơ sở kinh tế cá thể thương mại, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) tham gia các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.
Năm 2045, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 25-27% tổng mức bán lẻ hàng hóa
Trong giai đoạn 2031-2045, giá trị tăng thêm thương mại thành phố đạt tốc độ bình quân khoảng 8,7-9%/năm; đến năm 2045 dự kiến đóng góp khoảng 15,7-15,9% vào GRDP toàn thành phố; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (chưa loại trừ yếu tố giá) đạt tốc độ tăng bình quân 12,5-13%/năm. Đến năm 2045, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 25-27% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn thành phố, đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 20-22%/năm; phấn đấu đạt trên 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại (bao gồm các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa, các doanh nghiệp chuyển đổi từ cơ sở kinh tế cá thể thương mại, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) tham gia các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.
100% hệ thống hạ tầng thương mại khu vực thành thị sẽ vận hành theo công nghệ số hóa; hạ tầng thương mại nông thôn, hải đảo phát triển đầy đủ theo quy hoạch. Các loại hình như: Cửa hàng tiện lợi, Siêu thị chuyên doanh, Trung tâm thương mại chiếm đa số, chủ đạo trong phân phối bán lẻ hàng hóa trên thị trường thành phố…
Kế hoạch của UBND thành phố định hướng phát triển thương mại phải phù hợp với các loại Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và của cả nước, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của thành phố, hỗ trợ đắc lực cho sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là cho các ngành du lịch và dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, phát triển dịch vụ logistics gắn với lưu thông hàng hóa, gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” , bảo vệ tốt môi trường sinh thái, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Phát triển một cách đồng bộ và hợp lý cơ cấu bán buôn và bán lẻ; cơ cấu hiện đại và truyền thống. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong lĩnh vực thương mại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là thương mại điện tử, chuyển đổi số vào quản lý và kinh doanh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; lấy thị trường đô thị làm trọng tâm, từ đó hỗ trợ thúc đẩy thị trường nông thôn.
Minh Hảo
Tài liệu đính kèm: Kế hoạch số 192/KH-UBND
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More