Phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm, nghĩa vụ, đạo đức của cả hệ thống chính trị, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Người đứng đầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương phải quan tâm, thúc đẩy việc này một cách thực chất, lành mạnh và bền vững. Tuy nhiên, dù có cố gắng, nhưng việc xây dựng, phát triển nhà ở xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của người dân; cơ chế chính sách và quá trình thực thi còn bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy, mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 đòi hỏi quyết tâm cao, hành động quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia của doanh nghiệp, người dân với trách nhiệm xã hội cao, phải “nói đi đôi với làm, không để người dân mất niềm tin“.
Thực tế trong vài năm qua, Hải Phòng chủ động, quyết tâm cao, nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân khi thực hiện chủ trương phát triển nhà ở xã hội, là điểm sáng của cả nước trong cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ, xuống cấp. Từ năm 2016 đến nay, thành phố phá dỡ 18 chung cư, quy mô 973 căn hộ để xây mới 7 chung cư, với tổng số 2.654 căn hộ.
Theo chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, toàn thành phố có 16 dự án nhà ở xã hội, trong đó 10 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, 6 dự án nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp.
Thành phố đặt ra chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp gần 4.600 căn, tổng diện tích sàn hơn 217.000m²; khoảng 5.300 căn nhà ở cho công nhân, tổng diện tích sàn hơn 374.000m². Các dự án đang được các chủ đầu tư triển khai thủ tục theo quy định, song hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Trên địa bàn thành phố hiện còn 205 chung cư cũ với hơn 8.600 căn hộ, quy mô từ 2 đến 5 tầng, trong đó có 84 chung cư diện nguy hiểm, cần phá dỡ, thay thế. Cả 6 dự án nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp chưa khởi công xây dựng, trong đó có 2 dự án mới được Ban Quản lý Khu Kinh tế thành phố phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết trong tháng 4/2022; 1 dự án được UBND thành phố đồng ý chủ trương, 3 dự án đang trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng. Việc quy hoạch các khu công nghiệp tập trung trước đây chưa gắn với việc quy hoạch nhà ở dành cho công nhân và các công trình hạ tầng xã hội kèm theo. Bên cạnh đó, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ về thuế, đất đai, các thủ tục đầu tư chưa đủ khuyến khích các chủ thể trong việc phát triển nhà ở xã hội… Các dự án xây dựng nhà ở xã hội chậm hoàn thành do vướng mắc về đền bù giải phóng mặt bằng. Việc cải tạo chung cư cũ cũng gặp khó khăn khi quy định pháp luật bãi bỏ phương thức hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT), khiến thành phố phải thực hiện theo phương thức khác.
Từ hội nghị của Chính phủ, nhiều vướng mắc về thể chế, khó khăn chung của các địa phương, doanh nghiệp được phản ánh. Cùng với quyết tâm, sự chủ động của các địa phương, rất cần Chính phủ, các bộ, ngành tháo gỡ vướng mắc, có cơ chế, chính sách hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, giảm giá thành nhà ở và có biện pháp phù hợp để với hộ nghèo, hộ thu nhập khó khăn ở khu vực đô thị có điều kiện tiếp cận được các nguồn vốn vay mua nhà ở xã hội; sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại khu vực đô thị, tạo lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội…/.
Hoàng Minh. Ảnh: Trung Kiên
Sáng 27/12, Thành uỷ Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của…
Sáng 27/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí Thư Thành…
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình, ông Lưu Bình…
Đã hội tụ đủ "thiên thời, địa lợi", Thành phố cảng Hải Phòng đang hằng…
Khu du lịch Đồ Sơn được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh thuộc…
Ngày 26/12, Tòa án nhân dân (TAND) huyện An Dương tổ chức phiên tòa xét…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More