Tham luận nêu rõ: Những kết quả trong phát triển phát triển công nghiệp thành phố trong nhiệm kỳ qua góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển toàn diện, đưa công nghiệp thành phố phát triển theo hướng công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, thân thiện môi trường, khẳng định vị trí trung tâm công nghiệp lớn, có sức cạnh tranh cao của cả nước.
Để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp công nghệ cao góp phần phát triển mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững, là trụ cột thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển bứt phá, thay mặt Ban Quản lý Khu kinh tế, đồng chí Lê Trí Vũ đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
Thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ về thu hút đầu tư; cùng với đó là tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Trung ương, Chính phủ và các bộ, ngành, nhất là Bộ Kế hoạch-Đầu tư về chủ trương, nguồn lực cũng như thủ tục hành chính để thành phố nhanh chóng mời gọi được các nhà đầu tư có năng lực, tài chính mạnh, nhiều kinh nghiệm để đầu tư, xây dựng mới 15 khu công nghiệp với tổng diện tích là 6.418 ha đã được phê duyệt trong Chương trình số 76 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị. Đồng thời, nhằm chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp và đầu tư trong các khu công nghiệp, thành phố cần triển khai quyết liệt các thủ tục đầu tư, nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Tiếp tục huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt đầu tư hoàn hiện hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, có ý nghĩa chiến lược như các dự án: Xây dựng các bến tiếp theo của Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; xây dựng nhà ga số 2 và khu vực logistics hàng hóa của Cảng hàng không quốc tế Cát Bi; tuyến đường bộ ven biển; xây dựng đường và cầu Tân Vũ-Lạch Huyện 2;
Tập trung các giải pháp đột phá để thu hút được các doanh nghiệp hàng đầu của cả trong và ngoài nước, đặc biệt ưu tiên các doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt, có công nghệ cao, sản phẩm có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, có cam kết chuyển giao công nghệ, quản trị doanh nghiệp và có khả năng đóng góp lớn vào ngân sách thành phố. Đồng thời, xây dựng và áp dụng hàng rào kỹ thuật trong quá trình xem xét, quyết định các dự án mới, nhằm mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc, chất lượng, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Cụ thể là các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, quản trị hiện đại, sử dụng ít tài nguyên, có tác động lan tỏa, liên kết với các doanh nghiệp trong nước theo chuỗi giá trị. Tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí chế tạo (với các sản phẩm ô tô, máy móc, thiết bị phục vụ kinh tế biển), điện tử-tin học (với các sản phẩm thiết bị điện tử, điện lạnh, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao), và các ngành công nghiệp hỗ trợ; xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tham gia đào tạo nâng cao kỹ năng, trình độ cho người lao động; đào tạo phải đạt được mục tiêu, gắn với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp về cả số lượng và chất lượng.
Ban Quản lý Khu kinh tế sẽ chủ trì, phối hợp cùng các ngành tham mưu lãnh đạo thành phố các giải pháp mang tính chiến lược để thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, tạo sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, như: Xây dựng chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp của thành phố; thu hút đầu tư xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ tập trung, đặc biệt là Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin và các Trung tâm Nghiên cứu phát triển (R&D) của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu khu vực và thế giới.
Nhằm sẵn sàng các điều kiện để thu hút làn sóng đầu tư mới chuyển dịch đến Việt Nam mà Hải Phòng là địa phương có nhiều lợi thế, thời gian tới, Ban Quản lý Khu kinh tế sẽ tập trung rà soát, nâng cao chất lượng quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về xúc tiến đầu tư, nhất là giải quyết thủ tục hành chính tại Ban theo hướng: tinh gọn, hiệu quả, một đầu mối; với phương châm đồng hành, hỗ trợ, phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đồng thời, sẽ khẩn trương tham mưu để UBND thành phố tiếp tục phân cấp, ủy quyền tối đa các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền cho Ban Quản lý Khu kinh tế là cơ quan đầu mối giải quyết thủ tục hành chính với 3 mục tiêu trọng tâm là giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Với các cam kết mạnh mẽ, hành động quyết liệt của lãnh đạo thành phố, sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm của các sở, ngành và địa phương, thời gian tới thành phố chúng ta sẽ đưa vào vận hành, khai thác 15 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 6000 ha. Đây sẽ là nguồn lực rất lớn thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa Hải Phòng sớm trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á theo đúng tinh thần Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045./.
ĐỖ OANH (GHI) – ẢNH: DUY THÍNH
Thuộc khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia - Techfest Việt Nam…
Sáng 26/11, UBND quận Ngô Quyền tổ chức Hội nghị trao Quyết định giao đất…
Thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại khách sạn Pullman, Hiệp hội…
Thuộc chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại…
Sở Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông báo 780/TB-SGTVT về việc phân luồng…
UBND TP Hải Phòng đang xem xét huỷ bỏ việc xếp hạng đối với di…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More