Phát triển kinh tế tập thể gắn với xây dựng nông thôn mới

Trên đây là chỉ đạo của Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế TƯ Cao Đức Phát tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13, Hội nghị lần thứ 5, BCH TƯ Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tại Hải Phòng vào sáng 14-5. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Văn Hiếu; phía thành phố có đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa-Phó Bí thư thường trực Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Thành.

 

Đồng chí Cao Đức Phát-Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế TƯ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

 Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13, khu vực kinh tế tập thể đã có đóng góp nhất định vào phát triển nền KTXH thành phố, khai thác tiềm năng, lợi thế, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở, nhất là địa bàn nông thôn.

Cụ thể, năm 2003 khu vực kinh tế tập thể đóng góp 4.987 tỷ đồng, chiếm 16,1% GRDP của thành phố; đến năm 2018 là 20,2%, tạo công ăn việc làm cho hơn 1.700 lao động. Nhiều HTX được hình thành, củng cố, đổi mới, xuất hiện một số mô hình HTX điển hình, sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Đặc biệt, trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, các đơn vị kinh tế tập thể đã trở thành nhân tố tích cực trong CNH, HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Từ đây đã phát triển thêm sản phẩm, dịch vụ mới, hỗ trợ tốt hơn cho kinh tế hộ thành viên, kinh tế gia trại, trang trại, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và tăng cường gắn kết cộng đồng. Đơn cử như HTX chăn nuôi tổng hợp Thành Đạt, Vĩnh Tiên (Tiên Lãng), HTX Thái Sơn (Kiến Thuỵ), Mắt Rồng (Thuỷ Nguyên)…

Đoàn khảo sát tại HTX Mắt Rồng

Tuy nhiên, thời gian qua cũng bộc lộ không ít hạn chế như công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể còn bất cập, khó khăn, vướng mắc; công nghệ, năng lực, trình độ quản lý của các HTX thấp, yếu…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế TƯ Cao Đức Phát khẳng định: Kinh tế tập thể là nhu cầu tất yếu, gắn với xây dựng nông thôn mới. Những hạn chế, tồn tại của Hải Phòng cũng là thực trạng chung của khu vực kinh tế tập thể trên toàn quốc.

Những đề xuất, kiến nghị của thành phố Hải Phòng, Đoàn công tác sẽ tổng hợp và báo cáo với Bộ Chính trị. Đồng thời cũng nhất trí với 8 giải pháp để kinh tế tập thể Hải Phòng tiếp tục đổi mới, phát huy lợi thế, phát triển nhanh hơn, đóng góp xứng đáng vào nền kinh tế thành phố.

KO

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Công ty ở Hải Phòng chi hơn 10 tỉ đồng xây nhà ở công nhân

Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Anh Minh (Hải Phòng)…

21/07/2024

Trường Đại học Y dược Hải Phòng công bố điểm sàn 2024

Điểm sàn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 Trường Đại học…

20/07/2024

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong…

19/07/2024

Thông qua 34 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026

Sau 3 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao;…

19/07/2024

Chữa bệnh tâm thần: Nói không với cúng bái

Khoảng 50% số người bệnh từng chữa bệnh tâm thần bằng... cúng bái. Đó là…

19/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương,…

19/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More