Print Thứ Tư, 02/02/2022 16:00 Gốc

Theo Kế hoạch 286 của UBND thành phố vừa ban hành về thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030”, nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong công tác phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương trên địa bàn thành phố.

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm tập trung nghiên cứu, triển khai các hoạt động cụ thể hỗ trợ, phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương thành phố theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao phục vụ phát triển kinh tế công nghiệp, nâng cao tiềm lực, hiệu quả nghiên cứu, nâng cao năng lực tự chủ về công nghệ sinh học trong ngành Công Thương. Tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp công nghệ sinh học và sản xuất sản phẩm mới, an toàn, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.

UBND thành phố đặt ra mục tiêu đến năm 2025, phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến theo hướng hiện đại hóa thiết bị, đổi mới công nghệ và nâng cấp quy mô; phát triển công nghệ đạt trình độ quốc tế phục vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công nghệ từ các nguồn nguyên liệu chủ lực trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các nguồn nguyên liệu chủ yếu trong nước, giúp giảm giá thành sản xuất sản phẩm tối thiểu 25% so với công nghệ đang được ứng dụng tại các doanh nghiệp; nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và tiếp nhận, cung cấp các giải pháp chính sách, tuần hoàn, thân thiện với môi trường… Đến năm 2030, tiếp cận nền tảng công nghệ hiện đại thế giới, có khả năng ứng dụng sản xuất quy mô công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp sinh học ngành Công Thương phát triển mạnh mẽ.

(Hình minh họa).

Nâng cao tiềm lực, hiệu quả nghiên cứu, năng lực tự chủ về công nghệ sinh học trong ngành Công Thương

Để triển khai Kế hoạch, UBND thành phố đề ra một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào các công nghệ theo chuỗi công nghệ khép kín, sản xuất tuần hoàn đối với từng nhóm nguyên liệu chủ yếu trong nước (các sản phẩm nông sản; thủy sản; nấm ăn, nấm dược liệu, cây chè; thịt, sữa…) tạo ra các sản phẩm vừa có giá trị gia tăng cao vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Xây dựng, phát triển tiềm lực, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và chuyên sâu về công nghệ sinh học; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ nghiên cứu, dịch vụ phân tích, đánh giá, hỗ trợ doanh nghiệp…

Hoàn thiện cơ chế và chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương; đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích nghiên cứu phát triển, làm chủ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; phát triển thêm các ngành công nghiệp phụ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành công nghiệp sinh học.

Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương và đa phương với doanh nghiệp, đơn vị đào tạo, nghiên cứu của các nước có nền công nghiệp sinh học chế biến tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, thu hút đầu tư, tranh thủ sự giúp đỡ nhằm phát triển nhanh, mạnh và vững chắc công nghiệp sinh học chế biến của thành phố. Cùng với đó, xây dựng, phát triển hệ thống thông tin trực tuyến cơ sở dữ liệu về công nghệ sinh học ngành Công Thương trên địa bàn thành phố.

Trâm Bầu

Tài liệu đính kèm: Kế hoạch số 286/KH-UBND

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương thành phố theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn và thân thiện với môi trường
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác