Phát hiện bãi cọc nghìn năm tuổi bên sông Bạch Đằng

Ngày 19 – 12, UBND TP Hải Phòng cho biết sẽ tổ chức Hội nghị để báo cáo kết quả khai quật di tích bãi cọc vừa được phát hiện tại cánh đồng thôn Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, được cho là dấu tích của trận thủy chiến trên sông Bạch Đặng lần thứ 3 năm 1288, chống quân Nguyên Mông.

Trước đó như Báo CAND đã đưa tin, vào chiều 1-10, ông Nguyễn Tuân Triệu, là người dân địa phương trong lúc đào vườn tại cánh đồng thôn Cao Quỳ đã bất ngờ phát hiện 2 cọc gỗ được chôn sâu dưới lòng đất.

Khi phát lộ, 2 chiếc cọc có bề mặt màu nâu đen, thân hình trụ tròn, một phần còn nhẵn bóng và hơi vát nghiêng. Chiều dài một cọc hơn 4 mét, cọc còn lại hơn 3m và cùng đường kính hơn 30cm, đóng vào lớp phù sa màu hồng…

Từ việc người dân phát hiện 2 thân gỗ, sau đó cơ quan chức năng đã khai quật phát hiện thêm cả bãi cọc gỗ cổ

Theo đó, ngay sau khi nhận được báo cáo của UBND xã Liên Khê về việc phát hiện 2 cọc gỗ, Bảo tàng Hải Phòng xuống hiện trường khảo sát, kiểm tra và lấy mẫu cọc được phát hiện gửi Viện Khảo cổ học Việt Nam giám định niên đại.

Đến đầu tháng 11 vừa qua, đoàn khảo sát của Viện Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục xuống hiện trường và phát hiện 9 đầu cọc. Kết quả giám định C14 cho niên đại 1270-1430 AD. Theo đó Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng khai quật di tích cánh đồng Cao Quỳ.

Kết quả khai quật 950m2, với 3 hố khai quật đã phát hiện 27 cọc. Nghiên cứu địa tầng cho thấy khu vực xuất lộ cọc là lòng sông bị bồi lấp. Các cọc xuất lộ trong lớp bùn xám, có thể được chôn/đóng xuống qua lớp bùn đen lẫn cát hoặc tới lớp trầm tích sét trắng lẫn vàng loang lổ. Trên các cọc có ngoàm dùng để luồn dây kéo hoặc mộng ở giữa cọc để giằng ngang.

Dựa trên kết quả khảo sát khảo cổ học kết hợp với các tài liệu lịch sử, văn hóa dân gian… còn lưu giữ tại địa phương, bước đầu nhận định di tích bãi cọc Cao Quỳ có thể liên quan đến chiến trường Bạch Đằng năm 1288.

Theo tài liệu lịch sử, Liên Khê xưa kia thuộc tổng Trúc Động, huyện Thuỷ Đường phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Nơi đây còn lưu truyền nhiều câu chuyện, huyền tích lịch sử về những chiến thắng chống quân xâm lược phương Bắc, trong đó có chiến thắng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lấy Trúc Động làm căn cứ để tiến ra cửa sông Bạch Đằng, sông Chanh tiêu diệt và bắt sống đạo quân thuỷ binh của đế quốc Nguyên Mông.

Từ kết quả khảo sát và đánh giá khoa học của Viện khảo cổ học, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã đồng ý về chủ trương tổ chức Hội nghị “Báo cáo kết quả khai quật di tích bãi cọc Cao Quỳ. Tham dự có đại diên của lãnh đạo, cán bộ, chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan, sau khi đi khảo sát thực địa sẽ nghe báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học và các phát biểu, đánh giá, cũng như đề xuất của các nhà khoa học, chuyên gia…

V. Huy

Nguồn tin: Báo CAND

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More