Print Thứ Bảy, 21/12/2019 11:23 Gốc

Có quá nhiều những câu hỏi lý thú đang chờ các nhà nghiên cứu, lịch sử, khảo cổ học, giới chuyên môn giải đáp, trong đó có việc vì sao đều là cọc phục vụ trong trận đại thủy chiến Bạch Đằng 1288 nhưng cọc mới được phát hiện ở Thủy Nguyên, Hải Phòng lại to hơn nhiều so với cọc được phát hiện trước đó ở Quảng Yên, Quảng Ninh?

Dù còn nhiều việc phải làm rõ, nhưng cơ bản giới chuyên môn đều cho rằng bãi cọc cổ mới được khai quật tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng có thể là một phần quan trọng của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Một cây cọc mới được phát hiện ở cánh đồng Cao Quỳ được cho là lớn hơn nhiều so với những cây cọc được phát hiện ở Quảng Yên, Quảng Ninh. Ảnh: Lê Tân

Tuy nhiên, một trong những điều làm giới chuyên môn ngạc nhiên là những cây cọc ở Cao Quỳ to hơn nhiều và cách bố trí cũng khác so với những cây cọc đã được khai quật trước đó tại Quảng Yên.

3 bãi cọc ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh gồm: Đầm Nhử (được phát hiện năm 1958), Đồng Vạn Muối (năm 2005) và Đồng Má Ngựa (được phát hiện và tiến hành khảo sát, khai quật vào năm 2009). Trong khi chỉ một phần nhỏ của bãi cọc Đầm Nhử được để lộ thiên để phục vụ tham quan, nghiên cứu; những bãi cọc còn lại được vùi sâu dưới lớp bùn để bảo quản tốt hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh những bãi cọc trong trận đại thủy chiến Bạch Đằng 1288:

Đây là bãi cọc đầu tiên được phát hiện nằm trong đầm Nhử, phường Yên Giang, trong quá trình đào đắp đê Yên Giang năm 1958. Bãi cọc này rộng 120m2, với khoảng 300 cọc và được đặt trong phạm vi bảo vệ 7,5ha. Hiện, chỉ có bãi cọc này là lộ thiên, thỉnh thoảng hút nước lên để phục vụ khách tham quan. Ảnh: Ngô Đình Dũng
Khai quật bãi cọc Đồng Vạn Muối, thị xã Quảng Yên năm 2005. Ảnh: Ngô Đình Dũng
Các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam khai quật bãi cọc Đồng Má Ngựa, Quảng Ninh năm 2009. Ảnh: Ngô Đình Dũng
Sơ đồ Chiến dịch Bạch Đằng 1288. Ảnh: Ngô Đình Dũng
Các chuyên gia trong và ngoài nước tiếp tục khai quật bãi cọc Đồng Má Ngựa năm 2013. Tuy nhiên, sau khi khai quật, khảo cổ, các bãi cọc đều được lấp bùn đất trở lại để bảo quản. Hiện, Bảo tàng Quảng Ninh và Bảo tàng Bạch Đăng đang lưu giữ và trưng bày một số cọc Bạch Đằng cổ. Tuy nhiên, chi phí để có thể bảo quản được ở môi trường bên ngoài tốn khoảng 200 triệu/cọc. Ảnh: Ngô Đình Dũng

Nguyễn Hùng

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Phát hiện bãi cọc cổ Cao Quỳ: Vì sao cọc to hơn bên Quảng Yên?
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác