Giáo dục

Phải xem lương giáo viên 20 triệu đồng/tháng là chuyện bình thường

Từ ngày 1.7.2023, lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Nếu tính các khoản thu nhập từ lương và phụ cấp, thu nhập của giáo viên THPT có thể đạt tới 20 triệu đồng/tháng.

Tất nhiên, không phải giáo viên nào cũng nhận được mức lương này. Theo tính toán, giáo viên công tác tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, các thầy cô sẽ nhận thêm phụ cấp ưu đãi 70%, phụ cấp thu hút 70%, mức lương cao nhất có thể lên đến 20 triệu đồng.

Còn với đa số giáo viên, lương 20 triệu đồng vẫn còn là mơ ước. Nhưng với mức tăng mới, cũng phần nào an ủi giáo chức, để còn nuôi dưỡng tình yêu nghề nghiệp.

Cũng từ lần tăng lương này, cần đặt ra yêu cầu lương giáo viên đạt 20 triệu đồng/tháng là phổ biến, không phải là trường hợp đặc biệt.

Cách tính lương giáo viên THPT khi hệ số lương cơ bản được tăng lên 1.800.000 đồng/tháng.

Trong bài “Hậu quả của tư duy xem nhẹ ngành sư phạm” ngày 29.8, Báo Lao Động nêu lại câu chuyện “điển hình” về nhận thức xã hội đối với ngành sư phạm. Đó là, cách đây 10 năm, Vinh, học sinh lớp 12 tại một trường THPT ở Quận 4 (TPHCM), trong một buổi tham gia tư vấn tuyển sinh tại trường, đã kể lại câu chuyện gia đình em.

Chuyện rằng, khi em có ý định thi sư phạm, mẹ em tuyên bố: “Mày đòi làm thầy giáo, mẹ chết cho mày xem“. Mặc dù rất thích làm thầy giáo, nhưng vì áp lực gia đình, Vinh đã chọn ngành khác.

Không nên trách người mẹ này, xét cho cùng cũng vì hiện thực xã hội đã hình thành nên nhận thức chung của cộng đồng. Sự phân biệt đối xử ngành nghề thu nhập thấp trong xã hội cũng là từ cuộc sống, với cơm áo gạo tiền.

Có điều, với những ngành nghề khác, nếu có bị xem nhẹ thì cũng chỉ ảnh hưởng tới người trong ngành. Nhưng với nghề giáo, lại liên quan đến đào tạo thế hệ sau.

Khi quan niệm “nhất y, nhì dược, tạm được Bách khoa, qua loa Sư phạm” còn tồn tại, thì đầu vào ngành sư phạm không có nhiều người giỏi. Thầy không giỏi sao dạy nên được trò giỏi, cha ông xưa vẫn nói “danh sư xuất cao đồ“.

Cũng thành thật mà nói, khi giáo viên được xem là giới nghèo, thì đương nhiên xã hội không trọng thầy cô, câu nói “tôn sư trọng đạo” cũng chỉ là để nói. Còn đa số vẫn xem trọng nghề nghiệp có thu nhập cao, và đầu tư cho con cái theo những ngành nghề đó.

Muốn thay đổi chất lượng xã hội, phát triển bền vững thì đừng xem câu “giáo dục là quốc sách” như một khẩu hiệu, mà phải hành động. Và hành động cụ thể nhất là trả lương cho giáo viên cao, ưu tiên, đặc biệt, để hằng năm, người giỏi tranh nhau một vé đầu vào ngành sư phạm.

Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung), nhưng nếu không có người giỏi làm thầy thì lấy đâu ra hiền tài để có nguyên khí?

Lê Thanh Phong

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Thống nhất các nội dung trình Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề) HĐND thành phố khóa XVI

Sáng 28/12, Thường trực HĐND thành phố tổ chức họp thống nhất các nội dung…

28/12/2024

Sắp xếp 21 trụ sở sau sáp nhập tại Thủy Nguyên, Hải Phòng

Huyện Thủy Nguyên vừa thông tin trụ sở các đơn vị hành chính khi sắp…

27/12/2024

Bế mạc diễn tập thực chiến năm 2024

Sau 10 ngày diễn tập với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, chiều 27/12,…

27/12/2024

Công ty Cổ phần chứng khoán Hải Phòng bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt đối với…

27/12/2024

Tuyên tử hình 27 bị cáo trong đường dây ma túy do Oanh “Hà” cầm đầu

Vũ Hoàng Oanh là người có vai trò chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp thực…

27/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More