EVN cho biết, theo diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm 2022 và nếu căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỉ đồng.
Tuy nhiên, trong năm 2022, EVN đã thực hiện tiết kiệm, cắt giảm chi phí như tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên; cắt giảm từ 20-30% chi phí sửa chữa tài sản cố định; tạm chi lương cho cán bộ công nhân viên bằng 80% mức lương bình quân năm 2020, tăng cường quản trị các khoản giảm giá thành điện…
Đồng thời vận hành tối ưu hệ thống điện để phát tối đa nguồn thủy điện (có chi phí thấp); điều phối các hợp đồng mua than, ưu tiên các nguồn than có giá rẻ hơn để giảm chi phí phát điện; đàm phán với các chủ đầu tư các nhà máy điện BOT về sản lượng phát điện để tối ưu hóa chi phí chung.
Theo tính toán, tổng các khoản EVN đã cố gắng để giảm lỗ nêu trên đạt khoảng 33.445 tỉ đồng và tác động làm giảm chi phí sản xuất của EVN, ngoài ra chi phí khâu truyền tải, phân phối, phụ trợ năm 2022 và chỉ bằng 92,8% so với năm 2021.
“Mặc dù đã cố gắng để chi phí vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện đầu vào tăng quá lớn, kết quả sản xuất kinh doanh 10 tháng đầu năm 2022 của công ty mẹ EVN lỗ khoảng 15.758 tỉ đồng, dự kiến ước tính cả năm 2022 có thể lỗ ở mức khoảng 31.360 tỉ đồng“, đại diện EVN nhận định.
Trong bối cảnh tình hình tài chính hiện nay, EVN nhận định, sẽ có rất nhiều khó khăn trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Trước hết là khó khăn trong việc không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện.
Tiếp đến là việc chi phí sửa chữa lớn đã phải cắt giảm từ 10-30% và việc sửa chữa tài sản tiếp tục bị cắt giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến an toàn vận hành hệ thống điện các năm tới.
Thứ ba là khó khăn trong việc huy động vốn, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án điện, sửa chữa bảo dưỡng các công trình điện để đảm bảo cung ứng điện.
Trong khi đó, dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế, giá nhiên liệu thế giới năm 2023 chưa có xu hướng giảm xuống ở mức bình quân năm 2021, do đó dự kiến năm 2023 EVN vẫn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất kinh doanh và cân bằng tài chính.
“Năm 2023, dự kiến giá nhiên liệu (than, dầu, khí) trên thế giới vẫn đang ở mức cao theo các nguồn dự báo, tỉ giá ngoại tệ USD liên tục tăng trong thời gian qua. Đồng thời tỉ trọng các nguồn điện có giá thành rẻ (như thủy điện) có xu hướng giảm và tăng tỷ trọng các nguồn điện có giá bán cao. Song, EVN vẫn nỗ lực đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội“, EVN cho hay.
Cường Ngô
Vào khoảng 14 giờ 30 ngày 6/1, một đám cháy bùng phát tại khu vực…
Giành chức vô địch Asean Cup 2024 sau 2 trận chung kết thắng Thái Lan…
Đêm 5/1/2025, Công an quận Hồng Bàng tổ chức tuần tra vây ráp phòng chống…
Số liệu kết quả kinh doanh của 3 “ông lớn” ngành viễn thông Viettel, MobiFone,…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 5/1/2025 về chủ…
Chiều ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có báo cáo…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More