Theo lời khai của Sơn, do có mâu thuẫn với một nhóm nam thanh niên, lo sợ bị hành hung nên tìm mua súng đạn trên mạng internet để “phòng thân”.
Trước đó vào sáng 23-2, Đội 3, Phòng Cảnh sát Hình sự phát hiện và bắt giữ Đào Văn Tâm, sinh năm 1978, ở tổ 8, phường 2, thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) cất giấu 1 khẩu súng bút trong hành lý khi đang làm thủ tục lên máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi. Đây chỉ là hai trong số rất nhiều vụ việc các đối tượng cất giấu, tàng trữ trái phép vũ khí, vật liệu nổ bị cơ quan chức năng phát hiện thời gian qua. Đáng nói, qua đấu tranh khai thác, rất nhiều đối tượng khai nhận mua vũ khí, vật liệu nổ từ các trang mạng xã hội.
Thực tế hiện nay, không khó để tìm kiếm được địa chỉ rao bán các loại vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên các trang mạng. Gõ cụm từ “Shop đồ tự vệ” trên công cụ tìm kiếm Google sẽ tìm thấy 22 triệu kết quả trong 0,42 giây. Các trang mạng xã hội như Facebook, thậm chí cả các sàn giao dịch thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee… cũng có nhiều địa chỉ nhận cung cấp các “mặt hàng nóng” này. Việc mua bán, trao đổi các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quá dễ dàng dẫn tới tình trạng gia tăng các đối tượng sử dụng vũ khí để cướp giật, trộm cắp hoặc giải quyết mâu thuẫn. Điển hình như vụ án Tuấn “khỉ” dùng súng dùng súng AK bắn chết 5 người làm bị thương 3 người để giải quyết mâu thuẫn xảy ra tại sòng bạc ở ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) vào cuối tháng 1-2020. Vụ án gây xôn xao trong dư luận cả nước đồng thời khiến nhiều người lo ngại về tình trạng mua bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên mạng internet còn nhiều lỗ hổng như hiện nay.
Liên quan tới vấn đề này, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 10-1-2020. Đây là những hành lang pháp lý cần thiết nhằm quản lý chặt chẽ vũ khí, vật liệu nổ. Tuy nhiên, theo luật gia Vũ Việt Cường, Phó chánh văn phòng Hội Luật gia thành phố, điểm nhức nhối nhất trong vấn đề quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ là lợi dụng mạng xã hội, nhiều người đăng tải các video giới thiệu, mua bán, hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo, đồ chơi nguy hiểm, gây khó khăn trong quản lý và ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Do đó, song song với việc áp dụng các quy định của pháp luật để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Công an thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc rà soát, xử lý nghiêm các cá nhân đăng bán các loại vũ khí, vật liệu nổ trên mạng internet. Đồng thời, các nhà mạng viễn thông di dộng rà soát, thu hồi các số điện thoại sử dụng làm phương tiện rao bán các loại vũ khí, vật liệu cấm; rà soát hoạt động của các trang mạng điện tử để phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật An ninh mạng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn./.
Thành Lê – Ảnh: Hoàng Phước
Chiều 25/11, tại Sân vận động Trường Đại học Hàng hải, Sở Văn hóa và…
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More