Công nghệ

Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông

Ngày 24/11/2023, Quốc hội ban hành Luật Viễn thông (Số 24/2023/QH15), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Luật này gồm nhiều nội dung, quy định về hoạt động viễn thông; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông; quản lý nhà nước về viễn thông. Trong đó, Điều 68 của Luật quy định về Nội dung quản lý nhà nước về viễn thông; Điều 69 của Luật quy định về Trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông.

Theo đó, công tác quản lý nhà nước về viễn thông bao gồm nhiều nội dung. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông. Cụ thể, Điều 68 và Điều 69 của Luật này quy định như sau:

Nội dung quản lý nhà nước về viễn thông

1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển viễn thông, văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông; quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông; tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, định mức kinh tế, kỹ thuật về viễn thông.

2. Quản lý, điều tiết thị trường viễn thông; quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông và nghiệp vụ viễn thông.

3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về viễn thông.

4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động viễn thông.

5. Quản lý công tác báo cáo, thống kê về viễn thông theo hình thức trực tuyến, trực tiếp.

6. Hợp tác quốc tế về viễn thông.

7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông.

8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về viễn thông.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viễn thông.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông.

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý mạng viễn thông dùng riêng phục vụ quốc phòng, an ninh; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ yếu.

4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông.

5. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông tại địa phương.

Luật Viễn thông 2023 (Số 24/2023/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

 

Tin khác

Phấn đấu thông xe kỹ thuật cầu vượt sông Hóa vào dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng 13/5/2025

Sáng 23/8, các đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình và…

23/08/2024

Phòng Cảnh sát giao thông: Xử lý 2.447 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua hệ thống camera phạt nguội

Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an thành phố-Phòng…

23/08/2024

Viettel ra mắt dịch vụ đầu tiên trong hệ sinh thái 5G “Video chờ meCall”

Ngày 22/8/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel-Viettel Telecom công bố chính thức ra mắt…

23/08/2024

Tập trung thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương, thu hút khách du lịch quốc tế

Chiều 22/8, Hiệp hội Du lịch thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị Chuyên…

22/08/2024

Cứu sống cụ ông 103 tuổi suy tim nặng kèm nhiều bệnh lý nền

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng-Vĩnh Bảo, đơn vị vừa…

22/08/2024

Phá đường dây lừa đảo và rửa tiền xuyên quốc gia

Cơ quan công an vừa triệt phá một đường dây lừa đảo, rửa tiền xuyên…

22/08/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More