Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Số Việt Nam lần thứ VI, tổ chức ngày 15.1 tại Hà Nội đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ, không chỉ vì những con số lạc quan về tăng trưởng.
Tổng Bí thư đã thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu cốt lõi của ngành công nghệ số Việt Nam.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm khiến chúng ta suy ngẫm. Việt Nam tự hào về thứ hạng xuất khẩu điện thoại, linh kiện máy tính, nhưng giá trị gia tăng của Việt Nam còn khiêm tốn.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn chứng, Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại di động thông minh, đứng thứ 5 về linh kiện máy tính, thứ 7 về gia công phần mềm… Song “một cái áo mà thiết kế, vải, chỉ, cúc đều của người khác” thì chúng ta chỉ hưởng phần công lao động cùng hệ lụy về môi trường.
Thống kê cũng chỉ ra rằng 89% linh kiện điện thoại di động xuất khẩu là nhập khẩu, và tại một số khu công nghiệp lớn, doanh nghiệp nội hầu như chỉ cung cấp suất ăn, xử lý rác thải hay dịch vụ an ninh.
Thẳng thắn mà nói, công nghệ số Việt Nam có bước phát triển nhất định, thể hiện qua tăng trưởng doanh thu, số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế. Tuy nhiên, như Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn lực nước ngoài.
Đây là rào cản nghiêm trọng đến khả năng tự chủ công nghệ, khiến doanh nghiệp Việt “mãi quanh quẩn” ở những công đoạn dễ sao chép, thiếu chiều sâu, thay vì tiến sâu vào “tầng lõi” của công nghệ.
Thêm vào đó, phần lớn doanh nghiệp nội địa chưa đủ tiềm lực tài chính lẫn kỹ thuật để thực hiện các dự án R&D lớn, đòi hỏi thời gian dài và rủi ro cao.
Từ góc nhìn vĩ mô, bài toán này đòi hỏi một chiến lược quốc gia nghiêm túc, lâu dài, thay vì đặt nặng thành tích xuất khẩu “giá trị thấp”.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng thể hiện niềm hy vọng vào tương lai, nếu Việt Nam biết tận dụng kịp thời “cơ hội vàng” trong kỷ nguyên số.
Thông qua những nỗ lực đầu tư vào hạ tầng công nghệ, xây dựng chính sách thu hút chuyên gia đẳng cấp quốc tế, khuyến khích hợp tác công-tư, chúng ta hoàn toàn có thể rút ngắn khoảng cách với các cường quốc công nghệ.
Điều này đòi hỏi quyết tâm từ Chính phủ, sự chủ động nhập cuộc của doanh nghiệp, và đặc biệt là thay đổi trong tư duy về giá trị thực chất thay vì dừng lại ở những con số “đẹp“.
Rõ ràng, chỉ khi nhìn thẳng vào sự thật, nhận diện đúng vị trí của mình trên bản đồ công nghệ quốc tế, Việt Nam mới có cơ sở để vạch ra chiến lược đột phá.
Thay vì “tự huyễn hoặc” bằng các số liệu “hoành tráng” nhưng thiếu chiều sâu, chúng ta cần các bước đi và chiến lược thích hợp để chuyển nền công nghệ số từ “gia công” sang “làm chủ”.
Đó mới là đích đến chân chính của một nền công nghệ số tự lực, tự cường, góp phần đưa đất nước vươn lên mạnh mẽ, bền vững trong thời đại 4.0.
Hoàng Văn Minh
Chiều nay (16/1), Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã trao Quyết định…
Khối lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tăng đột…
Tối 15/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Liên đoàn Lao…
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay (16/01),…
Sáng 15/1, Tổ công tác số 9 của Ban Thường vụ Thành ủy do đồng…
Chiều 15/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ đi thăm, tặng quà…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More