Nhiều học viên khốn đốn vì văn bằng 2 của Đại học Đông Đô

Suốt 2 năm qua, không ít học viên của Trường Đại học Đông Đô mất tiền của, tốn thời gian và công sức để đi học văn bằng 2 với mục đích nâng cao trình độ, hoàn thiện bằng cấp. Nhưng thứ họ nhận lại đến thời điểm này là những lo lắng, liệu những tấm văn bằng của một cơ sở chưa được phép đào tạo có được chấp nhận hay không?

Học viên bức xúc đòi quyền lợi

Chị H – một cán bộ viên chức đang công tác tại Hải Phòng  và hàng trăm học viên khác ở đây đã có 2 năm học văn bằng hai ngành Luật Kinh tế do Trường Đại học Đông Đô đào tạo.

Nửa tháng qua, chị như “ngồi trên lửa” trước thông tin lãnh đạo trường Đại học Đông Đô người bị bắt, người bị truy nã vì đào tạo văn bằng 2 ngôn ngữ Anh khi chưa được cấp phép. Chị càng choáng váng khi Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời báo chí rằng Bộ chưa cho phép trường này đào tạo văn bằng 2 bất cứ ngành nào.

“Trong trường hợp chưa được cấp phép đào tạo văn bằng 2,  thời gian qua, chúng tôi học thật, thi thật, liệu có được cấp bằng tốt nghiệp không? Nếu không thì ai sẽ đền bù thiệt hại cho chúng tôi?” – câu hỏi của chị H cũng là trăn trở của nhiều học viên khác.

Trong số hàng trăm học viên theo học các lớp đào tạo văn bằng 2 của Đại học Đông Đô từ năm 2017 đến nay, có người “học giả lấy bằng thật”, như cơ quan công an đã làm rõ.  Tuy vậy, cũng có người “học thật thi thật”.

Chị H cho biết, chị và các học viên đã có đơn kiến nghị gửi lên các cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Đông Đô để mong có câu trả lời thỏa đáng, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi nào.

Trong khi đó, từ khi có thông tin về tình trạng đào tạo bát nháo văn bằng 2 của trường, dư luận tại chính những nơi mà học viên đang công tác cũng có những lời dị nghị.

“Khi trường mở lớp thì quảng cáo rầm rộ, cam kết chất lượng đào tạo, phôi thật, bằng thật, chỉ tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp. Nay mọi việc vỡ lở thì không ai đứng ra nhận trách nhiệm. Chúng tôi đang rất lo lắng, không biết gõ cửa ở đâu để đòi quyền lợi, danh dự”- T.T.H (một học viên tham gia lớp đào tạo văn bằng 2 ngành Kinh tế luật của Đại học Đông Đô) – bức xúc.

Thông báo số 136/TB-BGDĐT do ông Trần Tú Khánh ký duyệt xác định và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh cho Trường ĐH Đông Đô. Ảnh: KTNT

Ai bật đèn xanh cho trường đào tạo trái phép?

Đây là câu hỏi mà các cơ quan báo chí gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo những ngày qua, trước những căn cứ cho thấy từ năm 2015-2017, dù chưa cho phép đào tạo văn bằng 2, nhưng Vụ Kế hoạch tài chính của Bộ liên tiếp phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh cho trường. Văn phòng Bộ cũng là đơn vị cấp phôi bằng cho Đại học Đông Đô. Tuy nhiên đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có hồi âm, cũng chưa nêu rõ trách nhiệm của những cá nhân liên quan.

“Sau sự việc của Đại học Đông Đô có thể thấy rõ những kẽ hở trong công tác quản lý. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát lại các kẽ hở trong viêc quản lý văn bằng, chứng chỉ hiện nay để không còn các trường hợp tương tự Đại học Đông Đô” – TS Lê Viết Khuyến.

Về hướng xử lý đối với các văn bằng đào tạo chưa được cấp phép của Đại học Đông Đô, phía Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chưa đưa ra phản hồi chính thức. Trong khi trường nói đang chờ ý kiến của Bộ.

Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, với những trường hợp xác định được học viên thông đồng với nhà trường để mua bằng, thì nhất định phải thu hồi. Còn những trường hợp khác có thể giao cho một cơ sở giáo dục đại học nào đó có thẩm quyền tổ chức thi, đánh giá lại kết quả học tập của các học viên và cấp bằng lại.

Học viên không nhất thiết phải học lại hết, chỉ cần đảm bảo chất lượng đầu ra. TS Khuyến cho rằng đây là cách hỗ trợ tối ưu cho những học viên là “nạn nhân” trong vụ việc Đại học Đông Đô đào tạo văn bằng 2 trái phép.

Đại học Đông Đô vừa bị phanh phui việc cấp chứng chỉ văn bằng 2 khi không được phép. Ông Trần Khắc Hùng –  Chủ tịch Hội đồng quản trị, Viện trưởng Viện đào tạo liên tục Đại học Đông Đô bị truy nã; Hiệu trưởng Dương Văn Hòa và một số cán bộ của trường bị bắt về tội Giả mạo trong công tác.

Hiện các lãnh đạo của trường đang bị điều tra, bằng tốt nghiệp không có người ký, nhiều sinh viên của trường cũng đang bị rơi vào cảnh bị “treo bằng”.

Bích Hà Theo Báo Lao động

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

Thiệt hại 1,5ha rừng do cháy rừng tại núi Mã Chàng, xã Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên)

Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…

20/12/2024

Tổng kết và trao giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” năm 2024

Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…

20/12/2024

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ thông xe đường Đỗ Mười kéo dài

Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…

20/12/2024

Viettel sẵn sàng tạo lập cầu nối để 5G thực sự trở thành động lực góp phần thay đổi cuộc sống

Ngày 17/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1000 đối tác, doanh nghiệp, khách…

19/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More