Tại nhiều trường học các cấp, kể cả trường học tại khu vực nội thành, nhà vệ sinh thiếu, chưa đáp ứng đủ với số lượng học sinh của trường. Tuy nhà vệ sinh là công trình phụ, song có lúc trở thành nỗi ám ảnh với học sinh.
Chị Nguyễn Lan Hương, trú tại phường Nghĩa Xá (quận Lê Chân) có con năm nay vào lớp 1 tại Trường Tiểu học Trưng Vương. Ngày đầu đưa con đến trường nhận lớp, nhận cô, chị thấy con trai rất vui khi làm quen với cô giáo và bạn mới. Khi hỏi chuyện, con trai hồn nhiên kể, cô giáo hướng dẫn, chỉ cho các con nhà vệ sinh, có hai khu riêng biệt dành cho bạn nam và bạn nữ, nhưng “con sẽ không đi nhà vệ sinh ở trường đâu vì mùi rất kinh”. Theo lời kể của con, chị Lan Hương “tham quan” nhà vệ sinh của trường. Khu vệ sinh ở phía sau dãy phòng học. Song, do nhà vệ sinh xây dựng từ lâu, thấp, không thông thoáng, chỉ tới gần nhà vệ sinh đã thấy mùi hôi khó chịu. Các lớp học liền kề đều trong cảnh đóng cửa kính để ngăn mùi.
Nhà vệ sinh Trường tiểu học Lê Hồng Phong (quận Ngô Quyền) rộng rãi, sạch sẽ.
Qua trao đổi, Trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo quận Lê Chân, Nguyễn Thị Lệ Thủy cho biết, theo rà soát mới đây, Trường Tiểu học Trưng Vương là một trong những trường có nhà vệ sinh chưa đáp ứng với số lượng học sinh, cần được cải tạo, nâng cấp. Với các trường được đầu tư xây dựng mới thêm dãy nhà, phòng học đều có nhà vệ sinh bảo đảm đúng tiêu chuẩn.
Những năm qua, các địa phương tập trung nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học các cấp. Số lượng trường học đạt chuẩn tăng theo từng năm. Tại các trường học đạt chuẩn, nhà vệ sinh cơ bản sạch sẽ, rộng rãi, đáp ứng nhu cầu của học sinh, giáo viên trong trường. Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Hồng Phong (quận Ngô Quyền) Phạm Thị Diện cho biết: Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất các phòng học, nhà trường rất chú trọng đến nhà vệ sinh bảo đảm sạch sẽ, có đầy đủ xà phòng, nước sạch cho học sinh. Tại trường có 4 nhân viên lao công thường xuyên quét dọn, vệ sinh khuôn viên trường, khu nhà vệ sinh nhiều lần trong ngày.
Song, tại nhiều trường học các cấp, kể cả trường học tại khu vực nội thành, nhà vệ sinh thiếu, chưa đáp ứng đủ với số lượng học sinh của trường. Tuy nhà vệ sinh là công trình phụ, song có lúc trở thành nỗi ám ảnh với học sinh. Em Trần Đức Minh, học sinh Trường THCS Nam Hải (quận Hải An) cho biết, em thường ngại đi vệ sinh ở trường. Đôi lúc do ý thức của chính các bạn học sinh chưa giữ vệ sinh chung, nên nhà vệ sinh bốc mùi hôi khó chịu.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tổng rà soát, đánh giá thực trạng. Từ đó, các địa phương lập phương án xây mới, sửa chữa, cải tạo nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch trong trường học theo đúng tiêu chuẩn. Ngoài việc chờ nguồn ngân sách địa phương, các trường học nên huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nguồn hợp pháp khác để giải quyết việc thiếu nhà vệ sinh, nhà vệ sinh chưa đạt tiêu chuẩn, thiếu so với số lượng học sinh.
Bài và ảnh: Hoàng Minh – Báo Hải Phòng 20/8/2018
Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…
Sau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng…
Bộ trưởng Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, trong đó thành lập Bộ…
Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…
Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More