Công nghệ

Nhà mạng phải chặn điện thoại 2G, hỗ trợ người dân lên 4G

Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo nhà mạng ngăn chặn nhập mạng các máy điện thoại 2G không chứng nhận hợp quy và hỗ trợ thuê bao chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại công nghệ cao hơn.

Viettel đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ 2G lên 4G của người dùng di động từ 4 năm trước. Ảnh: VT

Đại diện Cục Viễn thông cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 đặt mục tiêu phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và phổ cập điện thoại di động thông minh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021- 2023, tầm nhìn năm 2050 đưa ra định hướng về phát triển hạ tầng viễn thông, trong đó yêu cầu thực hiện lộ trình dừng công nghệ di động cũ (2G/3G) và thúc đẩy việc triển khai chương trình “Mỗi người dân một máy điện thoại thông minh”.

Cục Viễn thông thông tin, căn cứ Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT và Thông tư số 04/2024/TT-BTTTT về quy hoạch các băng tần 900MHz/1800MHz, Bộ TT&TT sẽ không cấp phép lại sử dụng các băng tần 900MHz/1800MHz, nếu doanh nghiệp không có phương án đảm bảo không còn thuê bao sử dụng thiết bị đầu cuối chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn 2G only hoạt động trên mạng từ ngày 16/9/2024. Do vậy, đề nghị doanh nghiệp di động cần quyết liệt triển khai mạnh các giải pháp truyền thông, hỗ trợ chuyển đổi để đảm bảo quyền lợi của các thuê bao nói trên, nếu muốn tiếp tục cấp lại các băng tần 900MHz/1800MHz.

Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông hỗ trợ thuê bao chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại công nghệ cao hơn; Thực hiện chương trình hỗ trợ kinh phí mua máy smartphone 4G hoặc điện thoại feature phone 4G và ban hành các gói cước hỗ trợ thuê bao chuyển đổi, thực hiện đến 16/9/2024.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thực hiện ngăn chặn nhập mạng các máy điện thoại 2G không chứng nhận hợp quy. Doanh nghiệp phải phát triển các trạm thu phát sóng di động đảm bảo vùng phủ mạng 4G thay thế mạng 2G khi dừng hệ thống 2G và hoàn thành trước tháng 9/2026.

Chia sẻ về vấn đề tắt sóng 2G, ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom cho biết, Viettel đánh giá tắt sóng 2G là chủ trương rất đúng đắn, phù hợp với xu thế cũng như với mong muốn của các nhà mạng và nhu cầu của khách hàng, xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trên thực tế, Viettel đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ 2G lên 4G của người dùng di động từ 4 năm trước.

Theo Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, tỷ lệ thuê bao 2G chiếm khoảng 16% tổng số thuê bao của Viettel. Đến tháng 9/2024, cần dịch chuyển, đưa số lượng thuê bao 2G trên mạng chỉ còn dưới 5% thì doanh nghiệp mới có thể tắt sóng được.

Đại diện VNPT cho hay, từ những năm 2015, khi 2G vẫn chiếm khoảng khoảng 60% lưu lượng mạng, VNPT đã xác định chiến lược và xây dựng kế hoạch tắt sóng 2G. Hai năm qua, VNPT đã chủ động tiến hành tắt các trạm riêng lẻ không phát sinh hoặc phát sinh rất ít lưu lượng.

Hiện VNPT còn khoảng 3 triệu thuê bao 2G, tương đương 8% tổng số thuê bao. VNPT đã xây dựng kế hoạch, giải pháp để đến tháng 9/2024 cam kết thực hiện chuyển đổi tất cả thuê bao, thiết bị 2G Only theo chỉ đạo, định hướng của Bộ TT&TT.

Đồng tình về vấn đề này, đại diện MobiFone cho biết, hoàn toàn ủng hộ chủ trương tắt sóng 2G, chuyển khách hàng sử dụng 2G Only sang 4G, 5G để tối ưu tần số, hạ tầng, triển khai thêm nhiều dịch vụ số.

Chia sẻ về vấn đề tắt sóng 2G, ông Nguyễn Đình Hùng, Giám đốc TrueIDC Vietnam phân tích, có nhiều lý do để một số nước châu Âu ‘níu kéo’, duy trì mạng 2G, trong đó có lý do ở những nước này, các số khẩn chạy trên nền tảng 2G, hay nhiều siêu thị và nhà hàng của họ dùng 2G để đo đếm điện, nước tự động từ xa…

“Ở Việt Nam không có các dịch vụ này. Việt Nam nên tắt 2G càng sớm càng tốt. Chính phủ nên quyết liệt để đóng 2G càng sớm càng tốt, dành băng tần cho các công nghệ mới. Đây là băng tần vàng, nước ngoài coi đây là nguồn tài nguyên rất quý giá”, ông Nguyễn Đình Hùng nhấn mạnh.

Đại diện Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam cũng nhận định, Bộ TT&TT đã có những chính sách tốt để chuẩn bị cho việc tắt sóng 2G, tiêu biểu như vấn đề tiêu chuẩn hóa, không cho phép nhập khẩu thiết bị 2G Only. Nhờ vậy, sẽ tạo điều kiện để việc tắt sóng 2G ảnh hưởng rất ít đến người sử dụng.

 

Nguồn tin: VietNamNet

Tin khác

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

Thiệt hại 1,5ha rừng do cháy rừng tại núi Mã Chàng, xã Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên)

Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…

20/12/2024

Tổng kết và trao giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” năm 2024

Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…

20/12/2024

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ thông xe đường Đỗ Mười kéo dài

Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More