Y tế

Nhà khoa học “người dơi” Trung Quốc cảnh báo dịch bệnh mới giống COVID-19

Một trong những nhà virus học nổi tiếng nhất Trung Quốc, còn được gọi là “người dơi”, cảnh báo rằng rất có thể một dịch bệnh mới giống COVID-19 sẽ xuất hiện trong tương lai.

Nhà khoa học Thạch Chính Lệ có biệt danh là “người dơi” vì bà chuyên nghiên cứu về virus lây từ động vật, đặc biệt là dơi, sang người.

SCMP đưa tin, bà Thạch đã cảnh báo trong một bài báo gần đây rằng thế giới phải chuẩn bị cho một dịch bệnh khác giống như COVID-19, bởi lẽ “nếu coronavirus gây ra bệnh đã xuất hiện trước đó thì có nguy cơ cao sẽ bùng phát trở lại”.

Coronavirus đã gây ra cả đợt bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003 khiến hàng nghìn người thiệt mạng trên toàn thế giới, chủ yếu ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc), cũng như COVID-19.

Nhà khoa học Trung Quốc Thạch Chính Lệ. Ảnh: Xinhua.

Trong nghiên cứu này, nhóm của bà Thạch Chính Lệ từ Viện Virus học Vũ Hán đã đánh giá nguy cơ lây lan sang người của 40 loài coronavirus và đánh giá một nửa trong số đó là “có nguy cơ cao”.

Trong số này, 6 loài được biết là đã gây bệnh cho con người, trong khi có bằng chứng cho thấy 3 loài còn lại gây bệnh hoặc lây nhiễm cho các loài động vật khác.

Nghiên cứu cảnh báo: “Gần như chắc chắn sẽ có bệnh xuất hiện trong tương lai và rất có thể bệnh do coronavirus sẽ tái diễn”.

Nghiên cứu nói trên dựa trên phân tích các đặc điểm của virus, bao gồm quần thể, sự đa dạng di truyền, loài vật chủ và những bệnh truyền từ động vật sang người.

Bài báo này đã được xuất bản trên tạp chí tiếng Anh Emerging Microbes & Infections (Vi khuẩn & bệnh lây nhiễm mới nổi) số tháng 7, nhưng chỉ gây được sự chú ý trên mạng xã hội Trung Quốc trong tháng này.

Nhóm nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán cũng đã xác định được các công cụ xét nghiệm nhanh chóng và chính xác có thể được sử dụng để chủ động giám sát những loại virus có nguy cơ cao này.

Bà Thạch và các đồng nghiệp cũng xác định các vật chủ quan trọng của mầm bệnh, bao gồm các vật chủ tự nhiên như dơi và động vật gặm nhấm hoặc các vật chủ trung gian có thể có bao gồm lạc đà, cầy hương, lợn hoặc tê tê.

Một nhà khoa học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết, trong khi hầu hết các nghiên cứu về virus học đều đi sâu vào một loại virus cụ thể để tìm hiểu về các đặc tính và cơ chế khác nhau của nó, thì nghiên cứu này gần giống với một “từ điển về coronavirus”.

Ông nói: “Những nghiên cứu như vậy không được coi là mang tính đột phá hay thách thức về mặt kỹ thuật và do đó ít có giá trị hơn trong lĩnh vực này, nhưng chúng rất quan trọng”.

Giống như chúng ta cần một cuốn sách giáo khoa về nấm để tránh ăn nấm độc, cần phải thiết lập những công cụ như vậy cho mầm bệnh”, ông nói thêm.

Nhà khoa học CDC cho rằng, khi trang bị những kiến thức như vậy sẽ giúp đẩy nhanh quá trình thử nghiệm và phát triển vaccine trong các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng trong tương lai.

Song Minh

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Sẵn sàng cho Lễ thông xe Dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng

Chiều 16/7, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ kiểm tra công tác…

16/07/2024

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công năm 2024

Sáng 16/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc…

16/07/2024

EVN lỗ thêm 13.000 tỉ đồng nửa đầu năm 2024

Đề cập bức tranh tài chính 6 tháng đầu năm nay, lãnh đạo EVN tiết…

16/07/2024

Ngày hội hiến máu tình nguyện LG Display Việt Nam Hải Phòng năm 2024

Trong 2 ngày 11 và12/7, tại tòa nhà Phúc lợi khu KTX, Công ty TNHH…

16/07/2024

Xử phạt Nhà sách Tiến Thọ Hải Phòng do không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông đã…

16/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More