Pháp luật

Nguyên nhân phát sinh và vai trò của giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

Là một trong 3 trụ cột của kinh tế thế giới, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) mà sau này là WTO ( bên cạnh Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF), đã chứng minh là một thiết chế hàng đầu trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, sau khi WTO ra đời năm 1994, thực tiễn hoạt động của hệ thống giải quyết tranh chấp trong WTO đã khẳng định vai trò là một cấu thành không thể thiếu trong quá trình tự do hóa thương mại, đồng thời chứng minh được sức mạnh và ý nghĩa ngày càng tăng của cơ chế giải quyết tranh chấp trong quá trình tự do hóa thương mại.

Hệ thống giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ thương mại đa phương, lần đầu tiên được hình thành trong Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1947, với những quy định nền tảng về trình tự, thủ tục áp dụng. Các quy định này theo thời gian ngày càng được hoàn thiện theo hướng đơn giản hơn, được thể hiện qua việc ngày càng có nhiều sự tham gia của các nước đang phát triển. Phạm vi tranh chấp cũng rất đa dạng, bao trùm hầu khắp mọi lĩnh vực thương mại quốc tế.

Về cơ bản, hệ thống giải quyết tranh chấp tuân thủ các trình tự nhất định để giải quyết một vụ việc. Trình tự này có thể rất quy củ, chặt chẽ (có cơ quan giải quyết tranh chấp chuyên trách, trải qua đầy đủ các bước tham vấn, khiếu kiện, sơ thẩm, phúc thẩm…) hoặc cũng có thể rất đơn giản ( chỉ có tham vấn qua lại, hoặc chỉ xét xử chung thẩm một lần duy nhất…) tùy thuộc vào tính chất, phạm vi và mức độ cam kết của các nước thành viên tham gia.

Cùng với xu hướng mở cửa nền kinh tế, các quốc gia đang phát triển ngày càng có xu hướng tham gia tích cực, chủ động hơn vào các vụ việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giờ đây đã trở thành công cụ rất phổ biến của tất cả mọi quốc gia, vùng lãnh thổ trong quá trình hội nhập quốc tế.

Để có thể tham gia một cách tích cực và chủ động vào xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế chung của toàn thế giới, Việt Nam cần ý thức và chủ động sử dụng một cách có hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp trong tất cả các kênh hợp tác đa phương, khu vực và song phương, làm cơ sở cho việc thúc đẩy một cách có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vào thị trường thế giới.

Trong các hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam đã ký kết, các bên thường chấp nhận một cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, theo đó thẩm quyền giải quyết tranh chấp thường được trao cho Ủy ban hỗn hợp do hai bên thành lập.

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Lớp học ở Hải Phòng có 41/48 học sinh đạt trên 9 điểm môn Ngữ Văn

Lớp 12C11 Trường THPT Quang Trung (Hải Phòng) vừa ghi nhận 41/48 học sinh đạt…

17/07/2024

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng: Tiếp tục lan tỏa tinh thần “Lương y như từ mẫu, Thầy thuốc như mẹ hiền”

Sáng 17/7, Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng…

17/07/2024

Học sinh Trường THPT chuyên Trần Phú Hải Phòng trở thành thủ khoa toàn quốc khối B00 Kỳ thi TN THPT năm 2024

Với tổng điểm 29,55 điểm, Nguyễn Đặng Linh Chi, học sinh lớp 12 chuyên Hoá…

17/07/2024

Hải Phòng xuất hiện thêm ổ dịch tả lợn Châu Phi

Sau khi bùng phát tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, dịch tả lợn Châu…

17/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More