Y tế

Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 dưới 30%, DN mới đủ an toàn để sản xuất

Các doanh nghiệp không sử dụng người lao động đang thuộc diện cách ly y tế.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ở những nơi an toàn, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất trên diện rộng, Bộ LĐ-TB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa thống nhất hướng dẫn, khuyến nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo các điều kiện an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Các khu công nghiệp kích hoạt phòng, chống COVID-19 ở mức độ cao nhất. Ảnh: Đỗ Vi.

Chỉ được tổ chức sản xuất, kinh doanh khi doanh nghiệp và người lao động thực sự an toàn

Về nguyên tắc, các doanh nghiệp phải đảm bảo 5 nguyên tắc: Chỉ được tổ chức sản xuất, kinh doanh khi doanh nghiệp và người lao động thực sự an toàn.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; kịp thời, công khai thông tin; tăng cường các khuyến cáo, cảnh báo; người sử dụng lao động và người lao động, bàn bạc, thống nhất phương án phù hợp với tình hình doanh nghiệp và yêu cầu của chính quyền địa phương.

Đề cao tính tự giác, ý thức chấp hành của người sử dụng lao động và người lao động; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tuân thủ đầy đủ các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và địa phương; thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan và chính quyền địa phương.

Căn cứ quy định của cơ quan có thẩm quyền và Hướng dẫn này, đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế để triển khai trên địa bàn.

Điều kiện an toàn để sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp

Về nguy cơ lây nhiễm COVID-19, phải ở mức nguy cơ thấp trở xuống (<30%) theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Đã thực hiện ký Bản cam kết đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

Có kế hoạch phòng, chống COVID-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc COVID-19 theo Quyết định số 2787/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Ngoài ra, tại khu vực thực hiện giãn cách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi có nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc, nếu bố trí người lao động đi làm, phải bố trí khu vực lưu trú tập trung và bố trí khu vực làm việc riêng biệt với nhóm lao động hiện có trong doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp không sử dụng người lao động đang thuộc diện cách ly y tế.

Song song với đó, bảo đảm phương án vận chuyển người lao động từ nơi ở tập trung đến nơi làm việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Quyết định số 2787/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế và đảm bảo rút ngắn tối đa quãng đường, tối thiểu cung đường vận chuyển người lao động với phương châm 01 cung đường vận chuyển giữa nơi ở và nơi làm việc.

Ngoài ra, người lao động phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virút SARS-CoV-2 trước khi được đưa đến nơi ở tập trung và không đi khỏi nơi ở tập trung và nơi làm việc trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.

Đặc biệt, các doanh nghiệp không sử dụng người lao động đang thuộc diện cách ly y tế.

Điều kiện đối với người lao động

Địa phương đang thực hiện giãn cách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, khi có nguy cơ lây nhiễm tại nơi ở và nơi làm việc, người lao động được phép đi làm khi có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 (Test nhanh/RT-PCR) phù hợp với yêu cầu của chính quyền địa phương.

Trường hợp địa phương đang thực hiện giãn cách mà cần phải bố trí người lao động lưu trú tập trung tại doanh nghiệp để phòng dịch, hoặc nơi lưu trú tập trung do doanh nghiệp tổ chức thì người lao động phải có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi vào nơi lưu trú tập trung.

Trong thời gian ở khu lưu trú tập trung của doanh nghiệp, theo yêu cầu của chính quyền địa phương, người lao động có thể phải tiếp tục được xét nghiệm.

Hướng dẫn cũng nêu trách nhiệm tổ chức thực hiện cụ thể của doanh nghiệp; sở LĐTB-XH, liên đoàn lao động tỉnh, TP, công đoàn ngành, công đoàn tổng công ty; các chi nhánh của VCCI…

Trong đó, các cơ quan chuyên môn của Bộ LĐTB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và VCCI có trách nhiệm tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức của Bộ Y tế, các bộ, ngành hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra việc triển khai các chỉ thị, quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.

Phối hợp trong công tác kiểm tra, đánh giá điểm nguy cơ lây nhiễm đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung nhiều lao động, bố trí lao động ăn nghỉ tại nơi làm việc.

Đỗ Vi

Tin khác

Lớp học ở Hải Phòng có 41/48 học sinh đạt trên 9 điểm môn Ngữ Văn

Lớp 12C11 Trường THPT Quang Trung (Hải Phòng) vừa ghi nhận 41/48 học sinh đạt…

17/07/2024

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng: Tiếp tục lan tỏa tinh thần “Lương y như từ mẫu, Thầy thuốc như mẹ hiền”

Sáng 17/7, Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng…

17/07/2024

Học sinh Trường THPT chuyên Trần Phú Hải Phòng trở thành thủ khoa toàn quốc khối B00 Kỳ thi TN THPT năm 2024

Với tổng điểm 29,55 điểm, Nguyễn Đặng Linh Chi, học sinh lớp 12 chuyên Hoá…

17/07/2024

Hải Phòng xuất hiện thêm ổ dịch tả lợn Châu Phi

Sau khi bùng phát tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, dịch tả lợn Châu…

17/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More