Công trình của lòng dân
Đình Gia Viên là nơi thờ Ngô Quyền cùng Đức Đông Hải Đại Vương, Nam Hải Đại Vương và Công chúa Vũ Quận Quyến Hoa. Ngôi đình có kiến trúc đơn giản nhưng được xây dựng kiên cố với lịch sử hơn 100 năm tuổi. Đây là công trình có giá trị cao về văn hóa tâm linh và là niềm tự hào của người dân địa phương.
Đến năm 2004, đình Gia Viên được công nhận là di tích cấp tỉnh, thành phố, nhưng lại đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Lúc này, nhiều người dân đã tình nguyện đứng lên trực tiếp tham gia đóng góp cùng với vận động con dân đang sinh sống tại địa phương hoặc đi làm ăn xa phát tâm ủng hộ kinh phí trùng tu tôn tạo ngôi đình.
Các bậc cao niên trong làng tỏ ra bức xúc khi ban thờ chính bị đặt xuống đất
Ông Phạm Kim Sơn (Sn 1941), Việt kiều Anh cho biết, khi đó nhận được lời kêu gọi của quê hương, ông đã lập tức trở về ngoài việc ủng hộ một khoản tiền lớn, còn trực tiếp tham gia vào việc xây dựng, sửa chữa đình làng…
Ông Hà Quốc Hội (Sn 1944) cho biết, đình Gia Viên khi đó được tôn tạo, sửa chữa với sự tham gia góp ý đầy đủ của nhân dân, các bậc cao niên, những nhân chứng lịch sử và các nhà chuyên môn.
Theo đó, trong quá trình thi công, những người trong Ban quan lý bấy giờ phải kỳ công chọn lọc tất cả nguyên vật liệu từ gạch, cát, đá, cho đến gỗ, đều phải là tốt nhất.
Cụ thể là gạch loại 1, ngói đặc chủng chuyên để xây đình chùa, gỗ cam xe nâu đỏ tốt hơn cả gỗ lim. “Thậm chí để kiểm tra có đúng cát nước ngọt hay không, người của Ban quản lý phải đưa lên mồm thử để kiểm tra” – ông Hội kể lại và cho biết thêm công trình thực hiện bởi những nghệ nhân được mời về từ các làng nghề danh tiếng trong nước.
Kết quả đến năm 2006, đình Gia Viên đã hoàn thành việc trùng tu tôn tạo trên cơ sở bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa, với số tiền đầu tư gần 1 tỷ đồng, hoàn toàn do con dân địa phương đóng góp, ủng hộ.
Nguyện vọng chính đáng
Đình Gia Viên từ sau khi được trùng tu tôn tạo đến nay trở thành nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và cũng là điểm tham quan du lịch thu hút đông đảo du khách… Đến ngày 23 – 4 vừa qua, UBND Phường Gia Viên đã tổ chức khởi công tu bổ, tôn tạo đình Gia Viên nhưng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhân dân, trong đó có nhiều vị cao niên…
Đông đảo nhân dân tỏ ra bày to lo lắng về ngôi đình bị dỡ ra sửa chữa khi vẫn còn nguyên giá trị sử dụng
Chủ tịch UBND phường Gia Viên Nguyễn Quốc Thái cho biết, việc tu bổ, tôn tạo đình Gia Viên đã được sự đồng ý của UBND TP Hải Phòng, trên cơ sở thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố về công trợ kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa xếp hạng cấp thành phố giai đoạn 2018 – 2025.
Theo đó đình Gia Viên sẽ hạ giải phần Tiền đường cùng 2 tòa Tả vu và Hữu vu để thay thế mới cơ bản hoàn thành rui, ngói và xử lý thấm mốc xung quanh tường… Tổng giá trị đầu tư gần 740 triệu đồng, trong đó có 300 triệu tiền công trợ, còn lại là kinh phí xã hội hóa do địa phương huy động.
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân địa phương thì việc tu bổ, tôn tạo đình Gia Viên chưa được sự đồng thuận của nhân dân. Cụ thể là nhân dân không thấy cán bộ nghiệp vụ của cơ quan quản lý di tích lịch sử cùng chính quyền địa phương thành lập Hội đồng để khảo sát, thẩm định các hạng mục cần phải sửa chữa. Kết quả phải được thể hiện bằng văn bản, hình ảnh, bản vẽ và phải được công bố rộng rãi trong cộng đồng dân cư nơi có di tích để nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ với di tích nơi mình sinh sống.
Đáng chú ý, theo phản ánh của đông đảo nhân dân, thực tế đình Gia Viên do trước đó được tu bổ sửa chữa rất cẩn thận bằng nguyên vật liệu chọn lọc nên đến nay công trình không có biểu hiện gì xuống cấp, không dột nát, mối mọt, vẫn đảm bảo giá trị sử dụng.
Đưa phóng viên tham quan di tích, ông Nguyễn Văn Khang (Sn 1935) – người đã có hơn 20 năm gắn bó trông coi đình Gia Viên chỉ lên mái nhà cho thấy hiện trạng rui, mè cột kèo bằng gỗ vẫn sáng bóng, mái ngói vẫn phẳng đều tăm tắp.
“Kể cả trong mùa mưa vừa qua có nhiều dịp tầm tã mấy ngày liền nhưng không có một giọt mưa nào thấm vào bên trong đình” – ông Khang cho biết và thắc mắc, không hiểu vì lý do gì mà chính quyền địa phương nhiều lần cho người vào để thực hiện việc khởi công tu bổ, tôn tạo. Nghiêm trọng hơn là còn hạ cả aàn thờ chúa thờ Công chúa Vũ Quận Quyến Hoa để xuống dưới đất. Đây là một việc làm tối kỵ về tâm linh…
Vì vậy người dân địa phương tha thiết đề nghị chính quyền địa phương dừng lại việc khởi công, sửa chữa, thành lập Hội đồng khảo sát, thẩm định hiện trạng ngôi đình cùng với sự giám sát của người dân. Kết quả nếu hạng mục nào cần phải sửa chữa sẽ tiến hành, còn không thì nhân dân đồng lòng trả lại số tiền công trợ của thành phố, để dành cho các di tích khác.
Làm việc với phóng viên Báo CAND, Chủ tịch UBND phường Gia Viên Nguyễn Quốc Thái cho biết, việc hiện địa phương mới nhận được 50% kinh phí công trợ là 150 triệu đồng. Sau khi khởi công chính quyền địa phương sẽ tiếp tục vận động nhân dân đóng góp và từng bước thi công theo kinh phí đang có…
Và đây cũng chính là nỗi lo của người dân, bởi nguồn kinh phí ngoài tiền công trợ, còn lại trông chờ vào sự ủng hộ của nhân dân. Trong khi công trình vẫn còn nguyên giá trị sử dụng lại bị dỡ bỏ. Nếu không vận động đủ tiền sẽ phải để phơi sương, phơi nắng ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích.
Theo đó, sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đã phải lập tức chỉ đạo bộ phận chuyên môn tiến hành lập biên bản đình chỉ thi công và kiểm tra lại quy trình thực hiện…
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More