Cụ thể, anh C. nhập viện vào Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc trong tình trạng khó thở; tê bì môi, lưỡi, đầu ngón tay; buồn nôn, nôn nhiều ra thức ăn, dịch dạ dày sau một giờ ăn bát nhỏ trứng con so biển.
Ngay khi xác nhận tình trạng bệnh nhân nguy kịch do ngộ độc con so biển, kíp trực đã nhanh chóng đặt ống nội khí quản, thở máy; rửa dạy dày khẩn cấp; bơm than hoạt và sorbitol; truyền dịch lợi tiểu tích cực cân bằng điện giải và theo dõi sát toàn trạng.
Sau một ngày chăm sóc đặc biệt tại Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, anh C đã tỉnh táo qua cơn nguy kịch, được rút ống nội khí quản, tự thở tốt.
BSCKI Nguyễn Kông Hải, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực-Chống độc Bệnh viện Kiến An (TP Hải Phòng) cho biết khi ăn con so biển, chất độc Tetrodotoxin sẽ hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện sau ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ, muộn nhất là 6 giờ.
Theo đó, các biểu hiện là tê bì môi lưỡi, dị cảm vùng mặt, chóng mặt, nôn thốc, nặng hơn là liệt cơ có thể dẫn đến suy hô hấp, ngừng thở, rối loạn nhịp tim ảnh hưởng nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu, xử trí kịp thời. Hiện tại chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
Ngoài ra, con so biển có hình dạng rất giống con sam nên người dân rất dễ nhầm lẫn. Đặc điểm khác biệt rất dễ nhận thấy là con sam lúc nào cũng đi đôi, còn con so biển nhỏ hơn con sam và chỉ đi một mình nên người dân cần thận trọng trong việc phân biệt giữa con so và con sam khi sử dụng để chế biến món ăn.
Hà Vi
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More