Y tế

Người bệnh COVID-19 được xuất viện vào ngày thứ 10 khi đáp ứng những điều kiện gì?

Theo Bộ Y tế, người bệnh COVID-19 được xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 khi đáp ứng đủ 3 yêu cầu đã được Bộ Y tế nêu rõ trong Hướng dẫn mới nhất về chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới.

Ngày 14/7, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3416/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới. Đây là lần hướng dẫn thứ 6 về công tác này kể từ khi dịch xuất hiện ở nước ta với nhiều điểm điều chỉnh phù hợp với thực tế diễn biến dịch và tình hình điều trị COVID-19.

Hơn 80% bênh nhân chỉ có biểu hiện lâm sàng nhẹ, một số trường hợp không có biểu hiện 

Theo hướng dẫn này thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày.

Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Có thể bị đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.

Theo hướng dẫn này hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.

Khoảng gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 5-8 ngày. Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện…

Các cơ sở y tế luôn lỗ lực điều trị bệnh nhân COVID-19.

Chỉ 5% bệnh nhân cần điều trị tại các đơn vị hồi sức

Theo hướng dẫn này chỉ 5% bệnh nhân cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái, …), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Ở người lớn, các yếu tố tiên lượng tăng nguy cơ tử vong là tuổi cao, điểm suy đa tạng SOFA cao khi nhập viện và nồng độ D-dimer > 1 mg/L.

Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển bệnh nhân sẽ hết sốt các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.

Chưa có bằng chứng khác biệt về các biểu hiện lâm sàng của COVID-19 ở phụ nữ mang thai

Ở trẻ em, đa số trẻ mắc COVID-19 có các các biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho, hoặc các biểu hiện viêm phổi nặng dẫn tới tử vong.

Tuy nhiên một số trẻ mắc COVID-19 có tổn thương viêm đa cơ quan giống bệnh Kawasaski: sốt; ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc, hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; suy tuần hoàn; các biểu hiện tổn thương chức năng tim và tăng men tim; rối loạn tiêu hóa; rối loạn đông máu và tăng các chỉ số viêm cấp.

Người bệnh có thể được xuất viện ngày thứ 10 sau dương tính 

Theo Bộ Y tế, người bệnh COVID-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng, tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh có vai trò của “cơn bão cytokine” và huyết khối mao mạch phổi trong các ca bệnh có suy hô hấp nặng và nguy kịch.

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là tiêm phòng vắc xin, phát hiện sớm và cách ly ca bệnh.

Trong Hướng dẫn mới nhất này, tiêu chuẩn xuất viện của bệnh nhân COVID-19 có nhiều điểm thay đổi căn bản, căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Cụ thể:

Người bệnh được xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 khi: Không có triệu chứng lâm sàng trong 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2; Được lấy mẫu ít nhất 2 lần cách nhau tối thiểu 24 giờ có kết quả âm tính, bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30);  Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h.

Người bệnh được xuất viện vào ngày thứ 14 khi có triệu chứng lâm sàng trong 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính; (2) Được lấy mẫu ít nhất 2 lần cách nhau tối thiểu 24 giờ có kết quả âm tính, bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30); (3) Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h.

Xuất viện sau ngày thứ 14, khi có triệu chứng lâm sàng sau 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính; Được lấy mẫu ít nhất 2 lần cách nhau tối thiểu 24 giờ có kết quả âm tính, bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30); Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h.

Bộ Y tế quy định người bệnh cần tiếp tục được cách ly phù hợp tại nhà dưới sự giám sát của Y tế cơ sở và CDC địa phương thêm 14 ngày và theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày, nếu thân nhiệt cao hơn 38oC ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.

Thái Bình

Tin khác

Thông tin về vụ cháy tại KCN Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương

Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…

24/11/2024

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More