Y tế

Nghiên cứu mới: Ánh nắng Mặt Trời có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2

Kết quả một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí học thuật về Các bệnh truyền nhiễm (The Journal of Infectious Diseases) cho thấy ánh nắng Mặt Trời có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, tờ Newsweek của Mỹ số ra ngày 22/5 đưa tin, để tìm hiểu xem virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại như thế nào trong điều kiện giống như ngoài trời, các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm với một thiết bị mô phỏng ánh sáng Mặt Trời tự nhiên trong phòng thí nghiệm đã được điều chỉnh để có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Virus được nuôi trong môi trường phòng thí nghiệm và trong một chất lỏng nhân tạo giống với nước bọt của con người. Sau đó, các mẫu virus thí nghiệm đươc phơi trên các tấm thép không gỉ. Các tấm thép có nhiễm virus này được treo trong phòng thí nghiệm và được chiếu ánh sáng mô phỏng ánh nắng Mặt Trời từ 2 – 18 phút. Một số tấm thép có nhiễm virus khác được để trong bóng tối trong khoảng 60 phút.

Kết quả cho thấy các tia cực tím B đã vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2. Trong điều kiện mô phỏng ánh sáng Mặt Trời giữa trưa của ngày dài nhất trong năm ở 40 độ vĩ Bắc, 90% virus trong nước bọt đã bị vô hiệu hóa chỉ sau 6,8 phút. Trong khi đó, ánh sáng Mặt Trời mô phỏng ngày đông chí ở cùng vĩ độ cũng đã tiêu diệt virus trong nước bọt sau khoảng 14,3 phút. Ngược lại, những virus phơi trên tấm thép đặt trong bóng tối thì hầu như không có thay đổi gì.

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Vancouver, Canada ngày 20/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN.

Cũng theo nghiên cứu trên, virus SARS-CoV-2 bị vô hiệu hóa nhanh gấp 2 lần khi ở trong nước bọt hơn là trong môi trường nuôi cấy, tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm ra lý do giải thích rõ điều này. Ngoài ra, khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2 có thể giảm đáng kể ở môi trường bên ngoài có ánh nắng Mặt Trời chiếu trực tiếp. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng ánh nắng Mặt Trời tự nhiên có tác dụng như chất khử trùng đối với những bề mặt không xốp bị nhiễm khuẩn.

Theo giáo sư Ron Eccles thuộc ĐH Cardiff của Anh, kết quả nghiên cứu trên rất thú vị và góp phần giúp các nhà khoa học hiểu thêm về tác dụng của tia cực tím ngoài trời trong việc tiêu diệt virus. Nhiều năm qua, giới khoa học vẫn biết rằng tia cực tím có thể vô hiệu hóa nhiều loại virus và vi khuẩn, vì vậy nó đã được sử dụng rộng rãi để khử trùng phòng mổ ở các bệnh viện.

Hải Vân (TTXVN)

Nguồn tin: Báo Tin tức

Tin khác

Sản phẩm công nghệ của Viettel Telecom vào shortlist giải quốc tế Real IT Awards 2024

Ban tổ chức giải thưởng Real IT Awards 2024 của Collaboration Innovation Technology Forum -…

07/05/2024

Chuẩn bị tổ chức đêm hội “Hải Phòng-Bừng sáng miền di sản” bảo đảm ấn tượng, hấp dẫn và tuyệt đối an toàn

Sáng 7/5, tại Quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị-Hành chính tại Khu đô…

07/05/2024

Chương trình “Hải Phòng thứ Bảy rong chơi” sẽ diễn ra vào ngày 11/5 tại Hồ An Biên

Theo thông tin từ Sở Du lịch, từ 8h00 - 18h00 ngày 11/5/2024, Sở phối…

07/05/2024

Lý do đề xuất công việc nấu ăn cho trường mầm non công lập là nghề nặng nhọc, độc hại

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị bổ sung công việc “nấu ăn…

06/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More