Chính sách

Nghị định mới của Chính phủ “chốt” không sáp nhập sở, ngành

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014 ngày 4.4.2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Về tổ chức các sở trực thuộc UBND cấp tỉnh, Nghị định lần này cũng chia làm hai loại tương tự như Nghị định cũ gồm: Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương và các sở đặc thù.

Nghị định mới quy định đối với các sở được tổ chức thống nhất có 17 sở nhưng có điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ một số sở.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014 ngày 4/4/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ảnh minh họa: Phạm Hùng.

Trong đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có bổ sung thêm quy định “đối với các địa phương có Sở Du lịch thì chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh, thành quản lý nhà nước về du lịch do Sở Du lịch thực hiện“.

Tương tự, trường hợp các tỉnh không tổ chức riêng Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc thì chức năng của 2 lĩnh vực này sẽ do Văn phòng UBND tỉnh thực hiện.

Theo Nghị định 107, Sở Nội vụ được tổ chức thống nhất trên cả nước chứ không hợp nhất với Ban Tổ chức tỉnh ủy, thành ủy

Đối với các sở đặc thù, Nghị định mới bổ sung thêm Sở Du lịch, ngoài 3 sở đã quy định trước đây gồm: Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch-Kiến trúc.

Trong đó, Sở Ngoại vụ được thành lập ở những tỉnh đáp ứng một trong các tiêu chí: Có cửa khẩu quốc tế đường bộ, có cửa khẩu quốc tế đường hàng không; có cảng biển quốc tế; có từ 500 dự án đầu tư nước ngoài trở lên hoặc có vốn FDI trên 100.000 tỉ đồng, có trên 4.000 người nước ngoài, có kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100.000 tỉ đồng…

Những tỉnh được thành lập Ban Dân tộc khi có ít nhất 20.000 người dân tộc thiểu số sống thành làng, bản; có ít nhất 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển; có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu…

Sở Du lịch được thành lập ở những tỉnh đáp ứng đủ các tiêu chí: Có di sản văn hóa vật thể được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới hoặc có tài nguyên và tiềm năng du lịch nổi trội; ngành du lịch được xác định là kinh tế mũi nhọn và có giá trị kinh tế với tỉ trọng từ 10% trở lên trong 5 năm liên tục.

Riêng Sở Quy hoạch-Kiến trúc được thành lập ở TPHCM và Hà Nội. Chức năng quy hoạch kiến trúc của các tỉnh, thành còn lại được quy định trong Sở Xây dựng. Nghị định mới bỏ hẳn quy định về một số lĩnh vực đặc thù khác.

Như vậy, sau 2 năm bàn luận, cho ý kiến Nghị định của Chính phủ chốt lại là không nêu đến việc sáp nhập, hợp nhất bất cứ sở, ngành nào như dự thảo ban đầu đưa ra lấy ý kiến và như một số địa phương đã thực hiện.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25.11.2020.

ÁI VÂN

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Sẽ có cơ chế trả tiền cho người phản ánh vi phạm giao thông

Theo Cục Cảnh sát giao thông, sẽ sớm có quy định hướng dẫn chi trả…

04/01/2025

Hải Phòng đánh dấu mốc tăng trưởng kinh tế 10 năm liên tiếp

Năm 2024 là năm đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ của TP Hải Phòng…

04/01/2025

Giáo viên trường công ở Hải Phòng sẽ được nhận những khoản tiền nào vào dịp Tết?

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giáo viên các trường công lập tại thành phố…

04/01/2025

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 14/2/2025 quy định về dạy thêm, học thêm như thế nào?

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy…

03/01/2025

Dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh

Theo quy định của thông tư về dạy thêm, học thêm mới, tổ chức, cá…

03/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More