Đây là khẳng định của chủ đầu tư: Công ty TNHH Cảng công-ten-nơ quốc tế Hải Phòng (HICT- liên doanh giữa Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (51%), Hãng tàu MOL (17,5%), Hãng tàu Wan Hai Lines (16,5%) và ITOCHU (15%).
Dự án được thực hiện trên diện tích 59 ha với tổng mức đầu tư 6200 tỷ đồng. Quy mô đầu tư gồm cầu tàu dạng bến liền bờ dài 750 m, rộng 50 m, tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 DWT đầy tải; đường nội bộ, bãi công- ten- nơ 45 ha cùng nhà điều hành cảng, xưởng sửa chữa bảo dưỡng, trạm nhiên liệu… Công ty đầu tư các trang thiết bị hiện đại như 6 cẩu bờ sức nâng 65 tấn, tầm với 65 m, chiều cao 46 m chạy trên ray; 2 cẩu cố định tại bến xà lan, sức nâng 40 tấn, tầm với 29,5 m; 24 cẩu eRTG 6+1 xếp dỡ công- ten- nơ cùng hệ thống xe đầu kéo và hệ thống công nghệ thông tin quản lý cảng hiện đại. HICT khẳng định sẽ đưa 2 bến vào hoạt động ngày 12- 5 đồng thời đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương cho phép HICT được đầu tư mở rộng bến số 3 để nâng tổng chiều dài cầu tàu từ 750 m lên 1125 m.
Theo quy hoạch định hướng phát triển khu cảng thương mại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng theo QĐ số 2973 ngày 5-8- 2014 của Bộ GTVT, giai đoạn đến năm 2025 xây dựng 9 bến/3000 m (6 bến công- ten nơ/2250 m, 3 bến tổng hợp/750 m); giai đoạn 2030 và sau 2030 xây dựng 23 bến/7750 m ( 16 bến công- ten- nơ/6000 m, 7 bến tổng hợp/750 m, hàng hóa qua cảng 118 tấn…
Báo Hải Phòng 04/03/2018
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More