Đẩy mạnh huy động vốn, đảm bảo nguồn cung cho nền kinh tế
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước thành phố cho biết, năm 2019 tiếp tục là năm huy động vốn trên địa bàn đạt mức tăng trưởng khá, đạt khoảng 208.347 tỷ đồng, tăng 13,06% so với cuối năm 2018.
Triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của thành phố, ngay từ những tháng đầu năm, các Chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đẩy mạnh hoạt động cho vay, gia tăng thêm lượng vốn cung ứng cho nền kinh tế. Kết quả tính đến hết tháng 12/2019, tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố đã đạt 128.465 tỷ đồng, tăng 14,16% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng được duy trì tốc độ tăng trưởng so với các năm trước đã giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay, thúc đẩy kinh tế thành phố tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ.
Điều đáng nói, bên cạnh việc đẩy mạnh cho vay một số lĩnh vực ưu tiên, cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, phát triển thủy sản theo Nghị định 67, cho vay các đối tượng chính sách, ngành chăn nuôi lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, hệ thống ngân hàng thành phố còn đẩy mạnh cho vay mở rộng tín dụng nhằm góp phần hạn chế tín dụng đen. Kết quả tính đến hết tháng 12/2019, dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Thông tư 43/2016/TT-NHNN đã đạt 41.129 tỷ đồng, bằng 32,02% tổng dư nợ, tăng 23,96% so với cuối năm 2018.
Trong đó cho vay mua, thuê, thuê mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhận chuyển nhượng QSD đất để xây nhà ở đạt 21.410 tỷ đồng; Cho vay mua, thuê, thuê mua phương tiện đi lại đạt 2.820 tỷ đồng; Cho vay phục vụ nhu cầu học tập, khám chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục, thể thao đạt 376 tỷ đồng; Cho vay phục vụ nhu cầu mua sắm đồ dùng, trang thiết bị gia đình đạt 4.810 tỷ đồng; Cho vay theo phương thức thấu chi tài khoản thanh toán của cá nhân đạt 419 tỷ đồng; Dư nợ phát hành thẻ tín dụng đạt 536 tỷ đồng; Cho vay phục vụ đời sống khác đạt 10.754 tỷ đồng. Ngoài ra, cho vay ủy thác, cho vay thông qua tổ tiết kiệm – vay vốn đạt 684 tỷ đồng.
Đối với Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, nhằm mở rộng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố cũng đã chủ động tiếp cận khách hàng và tổ chức Hội nghị quảng bá các sản phẩm tín dụng, kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2019, các Chi nhánh tổ chức tín dụng đã tổ chức 14 Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp với doanh số giải ngân đạt 535 tỷ đồng, dư nợ đạt 398 tỷ đồng. Chính nhờ công tác huy động vốn và tín dụng tăng trưởng ổn định. Tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3% nên hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đều đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng
Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ngân hàng một cách an toàn, lành mạnh và hiệu quả, bước sang năm 2020, bám sát mục tiêu và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình hành động của UBND TP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Nghị quyết của Thành ủy, HĐND TP về nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, ngành Ngân hàng Hải Phòng tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các Chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn, mở rộng tín dụng phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 gắn với nâng cao chất lượng tín dụng và góp phần hạn chế tín dụng đen. Ưu tiên tập trung vốn cho các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi. Đẩy mạnh Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp. Tạo điều kiện tốt nhất để người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Bên cạnh đó, ngành tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 19, 35, 02 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Nâng cao chất lượng dịch vụ, tiện ích ngân hàng; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử, thanh toán thẻ. Ứng dụng thanh toán điện tử phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 và các lĩnh vực như chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội, thanh toán tiền điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.
Đồng thời thực hiện quyết liệt và hiệu quả Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Tập trung triển khai quyết liệt Chỉ thị 07/CT-NHNN của NHNN về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ, tài chính; Chỉ thị 06/CT-TTg của TTCP, Chỉ thị 10/CT-UBND của UBNDTP về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND
Ngoài ra, ngành cũng chủ động thông tin, truyền thông về các quy định của pháp luật, chủ trương của chính phủ, giải pháp chỉ đạo, điều hành của NHNN VN về tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng; chủ động nắm bắt vấn đề dư luận quan tâm, xử lý kịp thời và triển khai tốt công tác truyền thông về tiền tệ hoạt động ngân hàng, đảm bảo thông điệp ổn định hệ thống và nâng cao niềm tin công chúng với hệ thống ngân hàng.
Ngọc Oanh
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More