Theo báo cáo đánh giá của ngành Công thương, năm 2020 chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) thành phố ước tăng 15,05% so với cùng kỳ (kế hoạch năm là 23%); tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP ước đạt 38,97%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt hơn 144 ngàn tỷ đồng, tăng 8,67% so với cùng kỳ, đạt 92% kế hoạch năm; kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 19 triệu USD, tăng 18,46% so với cùng kỳ, đạt 100,12% kế hoạch năm; kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 17, 5 triệu USD, bằng so với cùng kỳ, đạt 86,02% kế hoạch năm…
Về chương trình công tác, năm 2020 Sở Công thương được UBND thành phố giao thực hiện 19 nhiệm vụ, trong đó có 3 nhiệm vụ trọng tâm, được thực hiện thường xuyên và 16 nhiệm vụ cụ thể; hiện Sở đã hoàn thành 10/19 nhiệm vụ và đang tiếp tục triển khai các nhiệm vụ còn lại.
Lãnh đạo Sở Công thương cũng cho biết, hiện nay một số chương trình, Đề án của ngành như: Đề án Cơ cấu lại ngành công nghiệp, Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp; Đề án khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng tiên tiến, hiện đại nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn thành phố… đang tồn đọng và chậm triển khai.
Qua nghe báo cáo cùng các ý kiến phát biểu của đại diện các Phòng, ban và đơn vị của Sở, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ đánh giá, trong năm 2020, Sở Công thương đã cơ bản hoàn thành công tác tham mưu cho UBND thành phố về các lĩnh vực thương mại và công nghiệp, đồng thời có nhiều cố gắng để hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra. Tuy nhiên, hiện Sở vẫn còn tồn đọng 9 nhiệm vụ thành phố giao chưa hoàn thành, về vấn đề này Sở cần kiểm điểm, rà soát lại các nhiệm vụ, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp để giải quyết các nhiệm vụ được giao, Phó Chủ tịch nêu rõ.
Phó Chủ tịch nhấn mạnh, thời điểm từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu không còn nhiều, để góp phần thực hiện hiệu quả chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố, Sở cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ những diễn biến của thị trường, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm… đảm bảo cân đối nguồn hàng cung ứng phục vụ thị trường trong dịp cuối năm, đặc biệt nguồn hàng dự trữ phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Về các chương trình, đề án còn tồn tại, Phó Chủ tịch yêu cầu Sở Công thương phối hợp cùng các ngành chức năng và địa phương sớm rà soát, cập nhật lại số liệu về các khu, cụm công nghiệp, đồng thời chủ động nghiên cứu xây dựng Đề án liên quan đến vấn đề phát triển logistics, tăng cường vai trò quản lý nhà nước của ngành đối với hoạt động của các Trung tâm thương mại lớn trên địa bàn thành phố…
Minh Hảo
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch…
Chiều 26/11, Công an huyện Vĩnh Bảo thông tin, sáng 26/11, khách hàng Nguyễn Quốc…
Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) phối hợp UBND…
Sáng 26/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ…
Thuộc khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia - Techfest Việt Nam…
Sáng 26/11, UBND quận Ngô Quyền tổ chức Hội nghị trao Quyết định giao đất…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More