Điển hình, giữa tháng 3, sau nhiều tháng kiên trì, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra, xác minh tại nhiều tỉnh, thành phố, các trinh sát Đội An ninh y tế, giáo dục, lao động thương binh xã hội, Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an thành phố) phối hợp Công an huyện Tiên Lãng bắt 2 đối tượng đều là Giám đốc trung tâm đào tạo, về hành vi mua bán văn bằng, chứng chỉ mà không qua đào tạo hay học tập.
Trước đó, Công an huyện Kiến Thụy phối hợp các phòng nghiệp vụ, Công an thành phố triệt phá chuyên án đấu tranh với nhóm đối tượng làm giả giấy khám sức khoẻ. Khoảng cuối năm 2020, Phạm Thị Hương Huệ, sinh năm 1987, trú tại thôn Nhu Kiều, xã Quốc Tuấn (huyện An Dương) được Lê Anh Nhật, sinh năm 1987, trú tại số 10/34 phường Trại Cau (quận Lê Chân) rủ làm và bán giấy khám sức khỏe giả của Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng. Trong quá trình bán giấy khám sức khỏe, Huệ được sự hỗ trợ tích cực của chồng là Nguyễn Mạnh Thắng, người đặt mua dấu và chuyển giấy khám sức khỏe giả cho khách. Cùng thời gian trên, Ngô Trọng Tuyển, sinh năm 1992, trú tại thôn Trà Phương, xã Thụy Hương (huyện Kiến Thụy) đã chủ động liên hệ với Thắng và Nhật qua facebook để làm đầu mối cung cấp giấy khám sức khỏe và hưởng tiền chênh lệch. Sau khi nhóm đối tượng Huệ, Thắng, Tuyển bị cơ quan công an bắt giữ, Lê Anh Nhật đến Công an huyện Kiến Thụy đầu thú, khai báo toàn bộ hành vi cùng đồng bọn tham gia làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Trung tá Lê Thị Trang Nhung, Đội trưởng Đội An ninh y tế, giáo dục, lao động thương binh xã hội, Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an thành phố) cho biết: Nhằm qua mặt các cơ quan chức năng, các đối tượng làm giả giấy tờ sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, từ làm giả chữ ký, con dấu đến cách thức chuyển tiền, giao hàng. Thậm chí, để tạo lòng tin, nếu khách hàng có nhu cầu đăng ký làm giấy tờ, bằng cấp của trường nào, các đối tượng sẽ chở khách hàng đến đúng địa điểm trường đó. Khi đến nơi, các đối tượng dừng lại, giả vờ gọi điện thoại liên hệ rồi thông báo cho “khổ chủ” rằng trường đang có sự kiện lớn nên tạm bố trí địa điểm khác (do chúng tự thuê) để họ làm bài kiểm tra…
Mặt khác, để đối phó với cơ quan chức năng, các đối tượng còn tự tạo ra các hợp đồng đào tạo, nhưng thực chất không có hoạt động dạy, học mà là chuỗi sản xuất, buôn bán văn bằng, chứng chỉ giả. Ngoài ra, để che giấu hành tung, các đối tượng thực hiện việc mua bán giấy tờ giả chủ yếu qua mạng xã hội, không có địa chỉ cụ thể, sử dụng tài khoản “ẩn danh”, thông qua nhiều khâu trung gian để “cắt đuôi” hòng xoá dấu vết, gây không ít khó khăn cho quá trình điều tra của các cơ quan chức năng.
Cũng với thủ đoạn tương tự, để làm giấy tờ khám sức khỏe giả, các đối tượng thường đặt mua hàng loạt phôi khám sức khỏe có đầy đủ thông tin chỉ số khám và có dấu, chữ ký của bác sĩ. Để làm giả dấu chức danh bác sĩ, chúng liên hệ và đặt hàng với các đối tượng ở địa phương khác rồi chuyển qua đường bưu điện. Khi có khách đặt mua, các đối tượng chỉ cần điền thông tin, đóng dấu rồi bán lại để hưởng chênh lệch từ 150.000-200.000 đồng/phiếu…
Luật sư Nguyễn Quang Chiến, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Phúc Thịnh cho biết: Tại Điều 341 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017: người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức thì bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Còn hành vi sử dụng bằng giả trong công tác, học tập có thể bị xử lý hành chính, đồng thời áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật, cách chức hoặc buộc thôi việc, thậm chí bị xử lý hình sự.
Có thể nói, với những chiến công liên tiếp thời gian qua, Công an thành phố góp phần tích cực trong việc ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm sản xuất, buôn bán giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ giả. Tuy nhiên, để giải quyết tận gốc loại tội phạm này, bên cạnh sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng công an, các cơ quan quản lý nhà nước cần siết chặt hơn nữa việc in ấn, quản lý phôi bằng, thường xuyên tăng cường công tác hậu kiểm không để các đối tượng lợi dụng phạm tội. Bên cạnh đó, đối với các đơn vị, tổ chức, khi tiếp nhận hồ sơ xin việc, cần kiểm tra kỹ văn bằng, chứng chỉ của người xin việc cũng như có những chế tài xử lý nghiêm hơn các trường hợp sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả, từ đó mới đủ sức răn đe, phòng ngừa vi phạm… /.
Lê Oanh, Bùi Hạnh
Sáng 27/11, UBND quận Ngô Quyền phối hợp với Công ty TNHH MTV Quản lý…
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc…
Sáng 27/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Liên đoàn Lao…
Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về phương án…
Gần 300 lượt người lang thang trên đường phố được thu gom vào các cơ…
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More