Ngô Đình Hải với "Còn và mất"

Sớm bước vào văn chương với nhóm “Hồn Việt”, tạm rời văn chương với cuộc mưu sinh, dăm năm gần đây, Ngô Đình Hải trở lại với văn chương và viết đều. Truyện dài “Còn và mất” – NXB Hội Nhà văn vừa phát hành – là tập thứ sáu đã ra mắt bạn đọc của anh.

Nguyên quán tại Hải Phòng nhưng cả đời Ngô Đình Hải gắn với Sài Gòn – TP HCM, từ tuổi thơ, tuổi hoa niên đến tuổi thanh niên và nay bước vào tuổi lục tuần. Anh là người Sài Gòn từ trong giọng nói, tính cách, cách ứng xử đời thường, rặt ròi một “anh Hai”. Cả đời với thành phố này nên anh hiểu và yêu Sài Gòn bằng tình yêu sâu sắc, biết bao ân tình sâu nặng riêng mang.

Truyện dài “Còn và mất” của Ngô Đình Hải kể về anh và những bạn bè thuở đi học, những “mảnh vụn của ký ức, đơn thuần thuộc về kỷ niệm”, “là một góc của tuổi trẻ chúng tôi”… Thời tuổi trẻ vụng dại, dễ thương hiện lên trên những trang viết hấp dẫn của anh. Chuyện chàng trai đeo đuổi cô gái nhỏ con nhà giàu, gửi thư cho nàng rồi gặp nàng: “Hài đọc thư chưa”. Nàng gật, rất… lịch sự: “Em đọc rồi”. “Hài thấy sao”. “Em còn nhỏ mà”. Vậy là xong. “Cái chốn sống của Hài không có khoảng trống cho những giấc mơ. Người ta trải thảm nhung lên đó và nàng ung dung bước. Hài thánh thiện. Hài ngây thơ, trong trắng. Tôi muốn giữ nguyên vẹn cái khung trời của Hài, không muốn nó bị xao động”.

Cũng rất dễ thương bởi chút ngây ngô, vụng dại thời mới lớn của những chàng thiếu niên tập tành sáng tác, bước chân vào văn đàn bằng bài thơ, truyện ngắn đăng báo. Đoạn đối đáp, bày vẽ giữa Vinh thi sĩ và tác giả “phải yêu mới có thơ”, rồi “yêu là phải thất tình, mày về lo thất tình đi” khiến bạn đọc không thể nhịn cười và háo hức đọc tiếp để xem mấy ông văn, thi sĩ này làm cách nào có tác phẩm cho đời.

Bên cạnh những dòng ký ức trong veo là những trang viết đầy ắp nỗi niềm của tuổi thanh xuân. Ngô Đình Hải đem đến cho bạn đọc cái trĩu nặng của buổi tối Giáng sinh. “Tôi biết Loan không diễn, không cần diễn, cô sống thật. Cô chỉ tận hưởng cho trọn vẹn cái cảm giác êm đềm khi có người bạn trai bên cạnh. Ngày mai không chen chân vào cái ngọt ngào của hai người trẻ bên nhau. Tôi nhớ tới Xuyên, tới câu nói và nước mắt: Xuyên làm gì có ngày mai”…

Tình yêu tuổi mới lớn của chàng sinh viên Ngô Đình Hải cũng nhuốm bụi phong trần. Anh chỉ linh cảm mà chưa đủ lõi đời để hiểu hoàn cảnh của Hoàng, không đủ tiền tài để giúp Hoàng chữa bệnh cho chị. Những khoảnh khắc hạnh phúc và sự hụt hẫng khi trở về xóm trọ, nhận vài dòng chữ viết vội: “Em xin lỗi, em cảm ơn anh vì tất cả. Em xin anh cái hình trong thẻ sinh viên để mang theo. Quên em đi. Vĩnh biệt”…

Những chân dung bè bạn, chân dung tự họa của tác giả tái hiện một thời tuổi trẻ đầy sống động qua câu chữ của Ngô Đình Hải. Bởi đó là cuộc đời anh, là bạn bè anh, mỗi người một tính cách, một số phận nhưng đã là bạn thì mãi là bạn. “Chúng tôi hiểu nhau, chơi với nhau nhờ những thứ học được của nhau. Tuổi trẻ của chúng tôi lớn lên, trưởng thành từ những kỷ niệm, những lần vấp ngã và những lần níu tay nhau mà đứng”.

Việt Quý

Nguồn. Người Lao động

Nguồn tin: Người Lao động

Tin khác

EVN lỗ thêm 13.000 tỉ đồng nửa đầu năm 2024

Đề cập bức tranh tài chính 6 tháng đầu năm nay, lãnh đạo EVN tiết…

16/07/2024

Ngày hội hiến máu tình nguyện LG Display Việt Nam Hải Phòng năm 2024

Trong 2 ngày 11 và12/7, tại tòa nhà Phúc lợi khu KTX, Công ty TNHH…

16/07/2024

Xử phạt Nhà sách Tiến Thọ Hải Phòng do không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông đã…

16/07/2024

Nhà ở xã hội gần 5.000 căn ở Hải Phòng có giá bán từ hơn nửa tỉ đồng

Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Tổng kho 3 Lạc Viên Hải…

16/07/2024

Đoàn đại biểu lãnh đạo thành phố dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) và khai…

16/07/2024

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thăm, tặng quà người có công trên địa bàn quận Hải An

Nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 16/7,…

16/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More