Chính sách

Nên áp dụng “vùng xanh” khi xử lý nồng độ cồn

“Không nên đặt mức nồng độ cồn bằng 0 mà nên áp dụng “vùng xanh” như phần lớn các quốc gia đang áp dụng, ngưỡng giới hạn nên đặt ở mức BAC=0,03% để bảo đảm ngăn chặn việc uống rượu, say xỉn vẫn tham gia giao thông nhưng đồng thời không bị các “dương tính giả” với nồng độ cồn do các yếu tố khác”, Tiến sĩ Trương Hồng Sơn bày tỏ.

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho hay, mức phạt có ngưỡng bằng 0 đã được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã có hiệu lực được khoảng 3 năm. Tuy nhiên, trong đợt Tết gần đây mới bắt đầu triển khai chặt chẽ trên các tuyến đường giao thông.

Việt Nam cũng không phải là quốc gia đầu tiên quy định ngưỡng nồng độ cồn bằng 0, mà đã có tiền lệ từ các quốc gia khác.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thống kê về giới hạn nồng độ cồn với tài xế của 194 quốc gia, vùng lãnh thổ, cập nhật năm 2018.

Trong đó, khoảng 20 nước (chiếm khoảng 10,5%) áp dụng mức giới hạn BAC là 0% (cứ có cồn là bị phạt). Điều này có nghĩa các tài xế hoàn toàn không được phép sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe.

Trong số này, phần lớn là những quốc gia Hồi giáo, những nơi thường cấm buôn bán và tiêu thụ rượu như Afghanistan, Iran, Maldives, Pakistan, Qatar, Saudi Arabia, UAE hay Yemen. Số ít còn lại là Brazil, Hungary, Paraguay, Romania, Slovakia, Uruguay và Việt Nam.

Kiểm tra nồng độ cồn với các tài xế. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Không tính 30 nước không có thông tin, còn lại hơn 140 quốc gia, vùng lãnh thổ giới hạn lớn hơn 0 (không phải cứ có cồn là bị phạt).

Như vậy, có khoảng 72% quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng “vùng xanh” khi xử lý nồng độ cồn.

Trong 140 nơi này, thấp nhất là mức BAC=0,02% (tương đương BrAC = 0.1mg/L khí thở), như Trung Quốc, Hà Lan (với tài xế sau 5 năm đầu tiên từ khi lấy bằng), Na Uy, Thụy Điển. Riêng Nga là 0,018%.

Những nơi có “vùng xanh” lớn hơn, mức BAC=0,03% (tương đương BrAC=0.14mg/lít khí thở) gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile, Belarus, Bosnia và Herzegovina.

Phổ biến nhất là mức BAC=0,05% (tương đương BrAC=0.24-0.25mg/lít khí thở) với hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, có thể kể đến Australia, Pháp, Đức, Hà Lan, Italy, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, Thái Lan.

Cao hơn nữa là mức BAC=0,08% (BrAC= 0.38mg/lít khí thở) và được áp dụng ở Anh, New Zealand, Mexico, Malaysia hay Singapore.

Nơi có giới hạn BAC cao nhất thế giới là quần đảo Cayman, với 0,1% (tương đương BrAC=0.48mg/lít khí thở).

Tiến sĩ Trương Hồng Sơn nhấn mạnh, mục đích của Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia và Nghị định 100 có hiệu lực từ năm 2019 hướng tới việc tuyên truyền, xử lý những trường hợp uống rượu bia khi lái xe là cần thiết, nhằm bảo đảm an toàn trật tự giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng cho người điều khiển phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông.

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký, Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng.

Tuy nhiên thực tế, để đo được nồng độ cồn thì không chỉ do uống rượu, mà ăn một số loại hoa quả nhiều đường, hoa quả ngâm đường đều có thể tạo ra nồng độ cồn như: vải, nho, sô cô la nhân rượu, siro cảm cúm, dung dịch sát trùng miệng họng… Thậm chí nếu vừa trải qua thủ thuật răng miệng, phải sát trùng vùng răng nướu thì khi thổi nồng độ cồn cũng có lượng cồn nhưng một chút đó không thể ảnh hưởng tới hành vi, năng lực của người điều khiển phương tiện giao thông.

Nếu đặt ra ngưỡng xử phạt với nồng độ cồn trong hơi thở bằng 0 thì trong một số trường hợp có thể bị xử phạt theo luật dù không sử dụng rượu, bia.

Tôi cho rằng, việc phòng, chống tác hại của rượu, bia là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi đặt ngưỡng để xử phạt cũng rất cần chú trọng bảo đảm các quyền cơ bản của công dân, bảo đảm sinh hoạt bình thường của người dân trong xã hội.

Không nên đặt mức bằng 0 mà nên áp dụng “vùng xanh” như phần lớn các quốc gia đang áp dụng, ngưỡng giới hạn nên đặt ở mức BAC=0,03% để bảo đảm ngăn chặn việc uống rượu, say xỉn vẫn tham gia giao thông nhưng đồng thời không bị các “dương tính giả” với nồng độ cồn do các yếu tố khác đã đề cập ở trên”, ông Sơn nói.

Chuyên gia này cũng cho biết, tỷ lệ chuyển hóa rượu là khác nhau giữa mọi người và tùy vào từng tình huống. Trong 1 giờ, gan có thể xử lý khoảng 25ml rượu 40%, tương đương với 200ml bia 5% hoặc tương đương 80ml rượu vang.

Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến khả năng xử lý rượu bia của cơ thể: Tuổi, giới, cân nặng, tốc độ uống, thức ăn, có đang dùng thuốc hay không.

Nếu đã lỡ sử dụng rượu bia, mọi người nên hạn chế lượng uống; Cho cơ thể bạn thời gian để xử lý rượu bằng cách nhấm nháp (uống từ từ), xen kẽ các đồ uống có cồn và các loại không cồn; Sử dụng các loại đồ uống có cồn với nồng độ thấp; Nên ăn gì đó trước khi uống, tốt nhất là ăn no và nhâm nhi đồ ăn trong suốt quá trình uống; Sử dụng nhiều nước trong và sau khi uống rượu bia.

Khi đã uống rượu bia thì không lái xe. Cứ uống 1 đơn vị cồn (10gr alcohol) bạn cần dừng lái xe trong ít nhất 1,5 giờ”, chuyên gia nhấn mạnh.

Thiên Lam

Nguồn tin: Báo Nhân dân

Tin khác

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

Thiệt hại 1,5ha rừng do cháy rừng tại núi Mã Chàng, xã Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên)

Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…

20/12/2024

Tổng kết và trao giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” năm 2024

Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…

20/12/2024

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ thông xe đường Đỗ Mười kéo dài

Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More