Nâng cao hiệu quả của công tác hòa giải trong thực tiễn

Sáng 13/7, Ban Dân vận trung ương phối hợp với Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải”.

Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Trương Thị Mai – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Trần Thanh Mẫn – Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Hòa Bình – Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Vũ Đức Đam – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Thành Long – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng ban tổ chức hội nghị…

Dự hội nghị tại điểm cầu Hải Phòng có đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng; Nguyễn Đình Chuyến – Phó Chủ tịch UBND thành phố; đại diện lãnh đạo các ban Thành ủy, sở ngành liên quan…

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hải Phòng.

Tính đến thời điểm hiện nay, toàn quốc có 96.605 tổ hòa giải với 600.462 hòa giải viên. Qua 6 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, công tác hòa giải ở cơ sở đã đi vào nề nếp, hiệu quả và tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp, xung đột trong đời sống nhân dân nhân văn, ít tốn kém và hiệu quả bền vững. Thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, những  tranh chấp, bất đồng phát sinh tại cơ sở đã được giải quyết kịp thời; không để kéo dài, hạn chế đáng kể tình trạng khiếu kiện ra cơ quan nhà nước, khiến kiện vượt cấp. Đồng thời hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác dân vận.

Hoạt động hòa giải ở cơ sở tại các địa phương nhìn chung được triển khai có hiệu quả. 63/63 tỉnh thành trên cả nước sau 6 năm triển khai thực hiện Luật đã tiếp nhận tổng số 875.312 vụ việc. Trong đó hòa giải thành 707.945 vụ việc, đạt 80,9%. Nhiều địa phương có tỷ lệ hòa giải thành rất cao như Hậu Giang đạt 91,79%, Khánh Hòa 92,54%…

Có được kết quả trên là nhờ công tác hòa giải ở cơ sở đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự vào cuộc mạnh mẽ của MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận. Bên cạnh đó, hòa giải ở cơ sở đã có sự gắn kết với công tác dân vận. Từ đó mới có thể hòa giải thành công theo tinh thần hòa giải ở cơ sở cần gần dân, hiểu dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả chính đạt được, công tác hòa giải ở cơ sở cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở không còn phù hợp với thực tiễn; chất lượng của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở chưa đồng đều; một số địa phương sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể trong việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở còn chưa chặt chẽ; nhiều địa phương chưa bố trí đủ nguồn lực đảm bảo triển khai công tác hòa giải ở cơ sở…

Tại hội nghị, có nhiều ý kiến tham luận chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay trong công tác hòa giải tại địa phương; đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở. Đồng thời cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Lê Thành Long – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp khẳng định những đóng góp tích cực và vai trò quan trọng của công tác dân vận, hoạt động của MTTQ, ngành Tư pháp và Tòa án trong hoạt động hòa giải vì mục tiêu đảm bảo cuộc sống hòa thuận, yên bình của người dân tại cơ sở, để cùng cộng hưởng chung với việc phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc an ninh và trật tự xã hội.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác hòa giải trong thực tiễn đồng chí Lê Thành Long đề nghị Ban Dân vận, MTTQ Việt Nam, các ngành Tư pháp và Tòa án trong phạm vi chức năng nhiệm vụ cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác hòa giải, thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan. Đồng thời phải củng cố hơn nữa vai trò, lực lượng hòa giải viên cơ sở cũng như tăng cường công tác truyền thông về công tác hòa giải ở cơ sở. Qua đó góp phần quan trọng trong việc giảm số lượng các vụ tranh chấp; cùng các cấp chính quyền hoàn thành nhiệm vụ tại cơ sở; giúp cho môi trường xã hội Việt Nam ổn định, khối đại đoàn kết của dân tộc được tăng cường, vững mạnh…

Tô Thành

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Thống nhất các nội dung trình Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề) HĐND thành phố khóa XVI

Sáng 28/12, Thường trực HĐND thành phố tổ chức họp thống nhất các nội dung…

28/12/2024

Sắp xếp 21 trụ sở sau sáp nhập tại Thủy Nguyên, Hải Phòng

Huyện Thủy Nguyên vừa thông tin trụ sở các đơn vị hành chính khi sắp…

27/12/2024

Bế mạc diễn tập thực chiến năm 2024

Sau 10 ngày diễn tập với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, chiều 27/12,…

27/12/2024

Công ty Cổ phần chứng khoán Hải Phòng bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt đối với…

27/12/2024

Tuyên tử hình 27 bị cáo trong đường dây ma túy do Oanh “Hà” cầm đầu

Vũ Hoàng Oanh là người có vai trò chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp thực…

27/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More