Chất lượng trả lời một số kiến nghị còn bất cập
Trình bày báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV trước Quốc hội sáng 20/5, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hộị, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết: Thông qua hơn 1.400 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 6, đã tổng hợp được 2.293 kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,… đến nay 2.290 kiến nghị đã được trả lời (đạt 99,87%).
Tuy nhiên, theo báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ”chất lượng trả lời một số kiến nghị còn bất cập”.
Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải.
Mặc dù công tác trả lời, giải quyết KNCT đã được các Đoàn ĐB Quốc hội đánh giá có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Tuy nhiên một số Đoàn vẫn tiếp tục có nhận xét cho rằng, nhiều văn bản trả lời cử tri thường chỉ thiên về trích dẫn các quy định đã có của pháp luật, trong khi cử tri đánh giá các quy định này đã và đang bất cập, không còn phù hợp, lạc hậu với thực tiễn nhưng không được giải trình thấu đáo;
Bên cạnh đó, một số văn bản trả lời cung cấp thông tin, giải trình các vấn đề mà cử tri nêu còn rất chung chung như “đã giao”, “đang chỉ đạo giải quyết”, mà chưa đi thẳng vào vấn đề mà cử tri phản ánh, chưa chỉ ra trách nhiệm của Bộ, ngành mình trong công tác quản lý hoặc tổ chức thực hiện nên còn thiếu thuyết phục.
Một số quyền lợi của người dân chưa được đáp ứng kịp thời
Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, một số quyền lợi của người dân đã được pháp luật quy định, nhưng tổ chức thực hiện còn chưa tốt nên người dân chưa được thụ hưởng, tiếp tục kiến nghị.
Không những thế, việc tiếp thu kiến nghị của cử tri về sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính còn chậm nên một số vi phạm chưa được xử lý thỏa đáng.
Bà Nguyễn Thanh Hải lấy ví dụ: Cử tri các địa phương Tây Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng,… cho rằng, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự,… cần sớm được rà soát để phù hợp với thực tế hiện nay.
Chẳng hạn nghiên cứu bổ sung thêm một số hành vi như “cố ý tố cáo sai sự thật”; hành vi quấy rối tình dục,… về mức xử phạt cần nghiêm khắc hơn, đảm bảo tính răn đe, tránh để hiện tượng như vừa qua với hành vi sàm sỡ nữ sinh trong thang máy tại một chung cư ở Hà Nội, nhưng mức xử phạt theo Nghị định số 167 chỉ là 200.0000 đồng khiến dư luận bức xúc do mức phạt quá nhẹ chưa tương xứng với hậu quả và tác động xấu mà hành vi gây ra về dư luận xã hội.
Chuyển biến sau kiến nghị của cử tri còn chậm
Bên cạnh đó, theo bà Nguyễn Thanh Hải, một số kiến nghị mặc dù đã được các Bộ, ngành triển khai nhiều biện pháp để thực hiện, tuy nhiên còn chưa hiệu quả, chuyển biến chậm nên cử tri bức xúc tiếp tục có kiến nghị. Ví dụ, về nạn bạo lực học đường: cử tri nhiều tỉnh đã kiến nghị từ nhiều kỳ họp, UBTVQH cũng đã kiến nghị tại Kỳ họp thứ 6.
Tiếp thu kiến nghị, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, Bộ đã trình Thủ tướng phê duyệt Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025.
Tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường, bạo hành trẻ em tại một số cơ sở giáo dục vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý học sinh và phụ huynh (như vụ việc nữ sinh ở Hưng Yên bị bạn cùng lớp hành hung ngay tại lớp học, quay clip đưa lên mạng; và một số vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua ở Hải phòng, Nghệ An, Khánh Hòa, Quảng Bình,)… khiến dư luận bất bình.
Về nạn khai thác cát trái phép: cử tri các địa phương: Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đắk Nông, Hòa Bình,… phản ánh, tình trạng khai thác cát trái phép tiếp tục xuất hiện, có diễn biến phức tạp, tinh vi hơn, cử tri đề nghị tăng cường kiểm tra xử lý, tăng mức xử phạt, chuyển xử lý hình sự.
Tiếp thu kiến nghị, Bộ Công an, Bộ TN&MT, UBND các địa phương đã phối hợp thực hiện nhiều đợt thanh tra, kiểm tra xử phạt , tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao, chẳng hạn thực tế cho thấy các cơ quan chức năng thường chỉ xử phạt đối tượng vi phạm một lần, nhưng chưa tích cực xác minh tổng số lần vi phạm để chuyển xử lý hình sự, nên chưa đủ sức răn đe, đối tượng tiếp tục vi phạm mà không sợ bị khởi tố.
UBND TP Hải Phòng vừa có quyết định thu hồi đất hơn 10ha dự án…
Vào hồi 23h ngày 21/1/2025, đã xảy ra cháy tại Núi Voi thuộc địa phận…
Chiều 21/1, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng tiếp xã giao Ngài Johan Ndisi, Đại sứ…
Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 21/1, đồng chí Lê Tiến Châu,…
Sáng 17/1, Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Đằng Hải (quận Hải An) lần…
Nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2025) và Tết…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More