Mỗi số liệu quan trắc, thông tin cảnh báo thiên tai đã góp phần vào sự phát triển đất nước

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành tại Lễ phát động Ngày Khí tượng thế giới năm 2019 do Bộ tổ chức, sáng 23/3 tại Hải Phòng.

Với chủ đề “Mặt trời, Trái đất và Thời tiết” (The Sun, the Earth and the Weather, chương trình phát động đã truyền tải thông điệp của Tổng thư ký Tổ chức khí tượng thế giới. Qua đó, phản ánh mục đích cốt lõi của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và vai trò thiết yếu của khí tượng thủy văn trong việc giám sát hệ thống Trái đất nhằm đưa ra dự báo thời tiết hàng ngày và tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách về sự thay đổi và biến đổi khí hậu. Trong quá trình đó, cộng đồng Tổ chức Khí tượng thế giới hỗ trợ các hành động nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản trước sự khắc nghiệt của thời tiết và xây dựng khả năng chống chịu khí hậu lâu dài.

 Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát động hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành ghi nhận những đóng góp và sự nỗ lực không ngừng của ngành khí tượng thuỷ văn (KTTV). “Mỗi số liệu quan trắc, mỗi thông tin cảnh báo thiên tai của ngành KTTV Việt Nam đang từng bước góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, tôi cũng đề nghị các cơ quan có liên quan ở Trung ương và địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành KTTV trong công tác dự báo, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra”- Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành KTTV Việt Nam nêu cao tinh thần trách nhiệm và cố gắng trong từng công việc mình đang thực hiện.

Sau lễ phát động, Thứ trưởng Lê Công Thành đã tham gia toạ đàm “Mặt trời, Trái đất và Thời tiết – Hành động của chúng ta” cùng với các nhà khoa học, nhà chuyên môn. Toạ đàm một lần nữa khẳng định vai trò, sự quan trọng của hoạt động KTTV trong phát triển kinh tế – xã hội; những thách thức đặt ra và những định hướng mục tiêu hành động để ngành KTTV tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ, có tác động lan tỏa tích cực tới công tác chỉ đạo, thực hiện vai trò quản lý nhà nước và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ góp phần tích cực cho việc hoạch định chính sách, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

 Thứ trưởng Lê Công Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Phạm Hồng Thái cùng các chuyên gia tham gia toạ đàm ‘Mặt trời, Trái đất và Thời tiết – Hành động của chúng ta’.

Tiếp đó là lễ Gắn biển Công trình trạm khí tượng trên 100 năm lịch sử – trạm Phù Liễn, phường Trần Thành Ngọ, quận Kiến An, TP Hải Phòng. Đây là trạm khí tượng được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 16/9/1902. Hiện, trạm còn có trạm ra đa thời tiết đang tiếp tục cùng hệ thống mạng lưới KTTV thực hiện các nhiệm vụ quan trắc và giám sát KTTV phục vụ công tác dự báo, cảnh báo và điều tra cơ bản góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra ở khu vực Đông Bắc.

Theo thông tin từ Tổng cục KTTV, mạng lưới trạm quan trắc KTTV Việt Nam có lịch sử gần 120 năm và hiện nay vẫn luôn được quan tâm, phát triển với hơn 600 trạm khí tượng, thủy văn, hải văn, ra đa thời tiết, định vị sét,… và gần 800 trạm, điểm đo mưa.

 Vườn quan trắc trạm khí tượng Phù Liễn hơn 100 tuổi.

Mạng lưới trạm đã và đang từng bước được nâng cấp hiện đại hóa, tự động hóa phục vụ đo đạc, thu thập đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu KTTV phục vụ tốt công tác dự báo, cảnh báo KTTV và giám sát biến đổi khí hậu. Đồng thời, ngành KTTV đã và đang áp dụng những thành tựu mới của nhân loại trong lĩnh vực công nghệ thông tin để phục vụ truyền tin và áp dụng cho hệ thống tính toán phục vụ dự báo như: Hệ thống mạng LAN, Internet trong nội bộ, truyền tin vệ tinh, GPRS đến hệ thống máy tính hiệu năng cao, siêu máy tính mini,…

Công nghệ dự báo KTTV được thực hiện theo hướng mô hình hóa, tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực dự báo thời tiết, dự báo thủy văn và dự báo hải văn với hệ thống mô hình dự báo hiện đại trên thế giới như của Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu,… được cải tiến, phát triển cho phù hợp với Việt Nam trong dự báo bão, dự báo mưa lớn, dự báo lũ, cảnh báo lũ quét, dự báo sóng biển, nước dâng do bão hay gió mùa.

Những nỗ lực phát triển của ngành KTTV đã bước đầu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo; góp phần quan trọng làm giảm 2/3 thiệt hại do thiên tai gây ra (số liệu năm 2018 so với năm 2017). Uy tín ngành KTTV Việt Nam đối với quốc tế ngày càng được nâng cao. Việt Nam đã duy trì hiệu quả hoạt động hỗ trợ các nước Đông Nam Á (nhất là Lào và Cam Pu Chia) trong cảnh báo thời tiết nguy hiểm được Tổ chức Khí tượng thế giới công nhận là một trong những mắt xích quan trọng trong dự báo KTTV ở khu vực.

“Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày nay, điều kiện thời tiết thay đổi liên tục, đôi khi là, thay đổi từng giờ. Các đặc trưng theo mùa càng trở nên ít đại diện hơn. Tác động của việc thay đổi thời tiết ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là đối với quốc gia dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu như Việt Nam. Chất lượng dịch vụ dự báo thời tiết mà các chuyên gia ở Việt Nam cũng như các đồng nghiệp trên toàn thế giới đang cung cấp góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu thiệt hại do điều kiện thời tiết bất lợi gây ra.” – Ông Kari Kahilouto, đại sứ Phần Lan tại Việt Nam

Nguồn. Kinh tế & Đô thị

Tin khác

Sẽ có cơ chế trả tiền cho người phản ánh vi phạm giao thông

Theo Cục Cảnh sát giao thông, sẽ sớm có quy định hướng dẫn chi trả…

04/01/2025

Hải Phòng đánh dấu mốc tăng trưởng kinh tế 10 năm liên tiếp

Năm 2024 là năm đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ của TP Hải Phòng…

04/01/2025

Giáo viên trường công ở Hải Phòng sẽ được nhận những khoản tiền nào vào dịp Tết?

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giáo viên các trường công lập tại thành phố…

04/01/2025

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 14/2/2025 quy định về dạy thêm, học thêm như thế nào?

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy…

03/01/2025

Dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh

Theo quy định của thông tư về dạy thêm, học thêm mới, tổ chức, cá…

03/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More