Nếu như mạng di động thế hệ đầu tiên 1G chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ thoại; mạng 2G cung cấp dịch vụ thoại và nhắn tin; mạng 3G cung cấp dịch vụ thoại + nhắn tin + dữ liệu; thì đến mạng 4G người dùng đã có thể sử dụng các dịch vụ 3G với tốc độ cao hơn, đạt được tốt độ truy cập 50 Mbps. Nhưng không dừng lại ở đó, mạng 5G ra đời, đem đến những ưu điểm công nghệ vượt trội.
Theo các chuyên gia công nghệ, về tốc độ, mạng 5G có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn 10 – 100 lần so với 4G và tương đương cáp quang, có thể xử lý được tất cả nội dung đa phương tiện và truyền thông ảo với độ phân giải siêu nét.
Ở các thế hệ trước, đơn thuần là liên lạc giữa con người, nhưng với 5G, máy móc có thể liên lạc với nhau và số lượng cảm biến có thể lên đến hàng tỉ từ thiết bị cá nhân đến thiết bị công cộng.
Ngoài ra 5G còn có ưu điểm là “hành động tức thời”. Ở hiện tại, khi người dùng click vào đường link, có thể mất một khoảng thời gian nhất định thì trang mới tải xong nhưng 5G hướng đến việc giảm độ trễ, và độ trễ trên 5G có thể giảm đi hàng chục lần so với 4G để cung cấp dịch vụ tức thời.
Mạng 5G còn có khả năng tương thích ngược với mạng khác, bổ sung thêm kiến trúc mới cho mạng truy nhập vô tuyến đám mây. 5G hỗ trợ cấu trúc liên kết với các mạng không đồng nhất tạo thuận tiện hơn cho người dùng, mang đến sự gia tăng đáng kể trong các trạm gốc và các yêu cầu mới cho đường truyền kết nối giữa nhà cung cấp dịch vụ với các trạm phân phối tới người dùng đầu cuối.
Sự ra đời của thế hệ mạng 5G sẽ cho phép triển khai các dịch vụ tiên tiến, từ khả năng truy cập với chất lượng tốt hơn tới dịch vụ y tế, hệ thống giao thông thông minh, bao gồm cả xe ô tô tự lái và điều khiển máy móc từ xa… từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới sáng tạo, xây dựng các nhà máy thông minh thông qua IoT. Các ưu điểm vượt trội của 5G mang đến nhiều cơ hội cho các nhà mạng viễn thông, không chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ viễn thông mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh trong nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Trên thế giới hiện đã có gần 20 mạng 5G hoạt động và 134 mạng thử nghiệm, với 20 nhà cung cấp các thiết bị tại 60 quốc gia. Không nằm ngoài xu hướng, các nhà mạng Việt Nam, trong đó tiêu biểu là MobiFone cũng đã sẵn sàng để tham gia cuộc chơi này.
MobiFone bắt đầu triển khai mạng 2G năm 1993, phát triển mạng 3G năm 2010 và bắt đầu triển khai mạng 4G năm 2016. Đến nay mạng lưới MobiFone đã có khoảng 23.000 trạm 2G, 28.000 trạm 3G và 20.000 trạm 4G. Các trạm 2G/3G hiện phủ sóng tất cả các tỉnh thành trên cả nước, các trạm 4G phủ sóng đến 95% cả nước.
Nhà mạng này đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép triển khai thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông 5G. Theo đó MobiFone sẽ triển khai thử nghiệm 5G tại 4 thành phố lớn gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và TP.HCM vào năm 2020.
Theo đại điện MobiFone, để triển khai 5G tại Việt Nam, nhà mạng đã chuẩn bị đội ngũ kỹ thuật tinh nhuệ và kinh nghiệm nhất, được đào tạo bài bản bởi các chuyên gia hàng đầu về công nghệ 5G trên thế giới. Hạ tầng công nghệ hiện tại MobiFone đang sử dụng là các công nghệ mới nhất về 5G trên thế giới, hướng tới đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tương đương với các quốc gia đã triển khai mạng 5G hiện nay.
Trong lần kết nối đầu tiên trên mạng di động 5G vào tháng 5.2019, tốc độ kết nối mạng di động 5G ở thời điểm đó với thiết bị đầu cuối đạt 1,5 – 1,7 Gbps – vượt xa tốc độ giới hạn lý thuyết của mạng 4G LTE, tương đương tốc độ của cáp quang thương mại. Trong tháng 9.2019, MobiFone đã tiếp tục thử nghiệm lắp đặt trạm 5G tại Hà Nội và đã đạt được những kết quả khả quan, hứa hẹn sẽ rút ngắn thời gian thử nghiệm, sẵn sàng các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật để chính thức đưa 5G vào sử dụng.
MobiFone cho biết sẽ cung cấp dịch vụ thử nghiệm 5G với các ứng dụng dữ liệu tốc độ siêu cao (eMBB) phục vụ cho các mục đích thông tin giải trí như: truy nhập web, nghe nhạc trực tuyến, xem video trực tuyến (HD, UHD, 4K…), trò chơi trực tuyến, AR/VR… Trên nền tảng băng tần thế hệ mới này MobiFone sẽ đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái sản phẩm có thể khai thác hiệu quả các tính năng ưu việt của công nghệ mạng 5G như ứng dụng đa kết nối IoT giám sát môi trường, nông nghiệp, thanh toán trực tuyến; ứng dụng độ trễ thấp trong tự động hóa, ô tô tự lái…
“Ngoài hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về dịch vụ di động nói chung và dịch vụ data nói riêng, MobiFone phát triển công nghệ 5G còn hướng tới việc xây dựng thành phố thông minh, giúp cho các tòa nhà trở nên thông minh hơn”, đại diện MobiFone nhấn mạnh.
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy và thực…
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy và thực…
Sáng 27/12, tại địa chỉ số 62 Võ Thị Sáu, quận Ngô Quyền, Sở Thông…
Sáng 27/12, Thành uỷ Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của…
Sáng 27/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí Thư Thành…
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình, ông Lưu Bình…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More