Thời gian qua, việc chính quyền “online”, kịp thời nắm bắt ý kiến, phản ánh của người dân trên mạng xã hội để giải quyết, xử lý dần phổ biến. Như từ hình ảnh phản ánh một hộ dân ở mặt phố Hàng Kênh (quận Lê Chân) hàn tấm rào chắn lưới sắt trên vỉa hè, cản trở người đi bộ, ngay sau đó chính quyền địa phương vào cuộc xử lý, tháo dỡ. Hay tại tuyến đường nội bộ khu dân cư trên đường Lê Hồng Phong (quận Ngô Quyền), có hộ dựng cọc bê tông, rào chắn với mục đích ngăn cản ô tô lưu thông. Qua thông tin người dân phản ánh, chính quyền địa phương kịp thời vận động tháo dỡ vật cản. Nhiều ý kiến về môi trường hay những bất cập giao thông, hạ tầng đường hè, thoát nước… vi phạm quy định an toàn giao thông… rất kịp thời, được cơ quan chức năng tiếp nhận, xử lý nhanh chóng khi thông tin vừa chính xác, vừa “trực quan sinh động”, giúp nắm bắt được ngay mức độ của vấn đề.
Như vậy, khi người dân sử dụng phổ biến mạng xã hội, chính quyền, cơ quan chức năng cũng chủ động tương tác, mở rộng việc tiếp nhận thông tin phản ánh, ý kiến trên các nền tảng này. Nhiều cơ quan, đơn vị, chính quyền lập trang facebook, zalo, youtube…, coi đây là kênh quan trọng để chuyển tải thông tin, phổ biến các quy định, chính sách pháp luật tới người dân, doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những kênh giám sát, định hướng dư luận xã hội hiệu quả; nơi cơ quan chức năng, các cấp chính quyền lắng nghe những ý kiến phản ánh, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để điều chỉnh, giải quyết kịp thời. Đồng thời, tăng tốc chuyển đổi số, thời gian qua thành phố đẩy mạnh thí điểm, tuyên truyền và hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng “Hải Phòng Smart”, qua đó tăng tốc độ tiếp nhận, trả lời phản ánh của người dân nhanh hơn nữa. Việc triển khai Hệ thống thông tin phản ánh hiện trường nhận được sự quan tâm, ủng hộ của người dân, góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức, hướng đến việc xây dựng phát triển đô thị Hải Phòng văn minh, hiện đại.
Không gian mạng không có giới hạn, thu hẹp khoảng cách giữa người dân và chính quyền, cơ quan chức năng. Nhưng việc quản lý, kiểm soát thông tin trên mạng xã hội cũng đang đặt ra nhiều vấn đề, nhất là trong việc xác định tài khoản, kiểm chứng thông tin. Thực tế, vẫn có tình trạng thông tin giả, ẩn danh, chưa đúng sự thật, thậm chí là xuyên tạc, đòi hỏi chính quyền địa phương, cơ quan chức năng thận trọng trong tiếp nhận, xử lý thông tin, cũng như xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm trên mạng xã hội để răn đe. Vì vậy, việc “chính danh”, “chính chủ” tài khoản mạng xã hội là cần thiết, để bảo đảm minh bạch, rõ hơn trách nhiệm của người tương tác. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị quản lý trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội cập nhật thông tin thường xuyên, tăng tương tác, kịp thời tiếp nhận, xem xét, giải quyết ý kiến của người dân, doanh nghiệp. Từ đó góp phần đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, công dân số, xã hội số./.
Hoàng Minh
Tối 31/12, tại Quảng trường Nhà hát thành phố đã diễn ra Chương trình Nghệ thuật “Hải…
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách…
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ,…
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế…
Chiều 31/12, tại trụ sở Cục Hải quan Hải Phòng, Đoàn công tác lãnh đạo…
Sáng 31/12, Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức họp nghe tiến độ thực hiện…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More