Mô hình do Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng chủ trì, thực hiện tại huyện Tiên Lãng và quận Dương Kinh, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí sản xuất, dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đây là hướng đi mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản của Hải Phòng, cần được nhân rộng trong thời gian tới.
Mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn theo công nghệ Biofloc gắn với tiêu thụ sản phẩm được triển khai từ tháng 3-2019 tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Nam Định. Trong đó, tại Hải Phòng, 5 hộ dân trên địa bàn xã Tiên Hưng (huyện Tiên Lãng) và phường Tân Thành (quận Dương Kinh) thực hiện với tổng diện tích 1,5 ha. Theo mô hình này, sau khi được hướng dẫn kỹ thuật, các hộ đưa hơn 3,4 triệu con giống vào nuôi thả theo hai giai đoạn có sự giám sát chặt chẽ, hỗ trợ kỹ thuật liên tục trong chu trình nuôi. Đến nay, một số hộ đã có sản phẩm cho thu hoạch.
Theo quy trình, tôm nuôi được thực hiện 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu ương nuôi 20-25 ngày, sau đó chuyển tôm sang ao nuôi mới đã được xử lý và gây biofloc. Theo đánh giá của các hộ áp dụng theo mô hình này, tôm phát triển tốt, mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi. Ông Bùi Đức Thái, một trong 3 hộ dân ở xã Tiên Hưng được hỗ trợ triển khai mô hình thông tin: Tính đến thời điểm hiện tại các chỉ tiêu của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bằng công nghệ biofloc gia đình đang thực hiện đều đạt và vượt mức yêu cầu đề ra. Trong đó, tỷ lệ tôm sống đạt 76,5%, năng suất nuôi đạt 19,1 tấn/ha. Mô hình này cần được nhân rộng tới nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trong thành phố.
Ông Vũ Văn Tin, xã Tiên Hưng (huyện Tiên Lãng), một trong những hộ được chọn thí điểm mô hình này, phấn khởi cho biết, gia đình vừa thu hoạch 11,5 tấn tôm thẻ chân trắng, với giá bán trung bình 220.000 đồng/kg, lãi hơn 1,6 tỷ đồng. Những năm trước đây, gia đình thường nuôi tôm thẻ chân trắng theo phương pháp truyền thống nên hiệu quả kinh tế không cao bởi tôm thường hay bị dịch bệnh”. Từ khi Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng hướng dẫn nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, giảm lượng tôm chết sớm trong giai đoạn 20 ngày đầu khi thả giống; không sử dụng hóa chất trong quá trình nuôi, thời gian nuôi ngắn nên giảm chi phí từ 10-20% so với các mô hình nuôi khác. Quy trình nuôi dễ thực hiện, phù hợp với quy mô vừa và nhỏ.
Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đinh Công Toản, thời gian qua, người nuôi tôm thẻ chân trắng của thành phố đứng trước nhiều khó khăn và phải đối mặt với nhiều rủi ro như diễn biến thời tiết bất thường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật các vùng nuôi chưa đáp ứng điều kiện áp dụng quy trình an toàn thực phẩm. Việc chưa có hệ thống thủy lợi riêng cho các vùng nuôi tập trung, nguồn nước nuôi thường bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất của công nghiệp, nông nghiệp và nước thải sinh hoạt… gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi; dịch bệnh ở một số địa phương bùng phát, khó kiểm soát có nguy cơ xảy ra trên diện rộng. Đặc biệt, do yếu tố chủ quan, phần lớn người nuôi chưa tiếp cận được quy trình kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ sinh học theo hướng nuôi bền vững, vì thế nghề nuôi trồng thủy sản của thành phố nói chung và nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng còn gặp nhiều rủi ro, chi phí đầu vào sản xuất tăng, hiệu quả nuôi thâm canh thấp.
Thành công bước đầu trong triển khai dự án là cơ hội lớn cho bà con nông dân, chủ các trang trại nuôi tôm công nghiệp của thành phố Hải Phòng tiếp cận, học tập để từng bước phát triển ngành nuôi tôm theo hướng bền vững. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng Nguyễn Ngọc Đam cho biết, năm đầu triển khai mô hình cho thành công ngoài sự mong đợi. Theo đó, những hộ tham gia mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc vụ này vừa được mùa, được giá, có hộ thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục hỗ trợ Hải Phòng thực hiện nhiều dự án khác phù hợp với địa phương. Sở Nông nghiệp và PNTN cùng chính quyền các cấp, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT có cơ chế, chính sách hỗ trợ, cho người nuôi trồng thủy sản; tạo điều kiện cho người nuôi được vay vốn ưu đãi để ở rộng sản xuất.
Kết quả ban đầu cho thấy, mô hình góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người nuôi. Trong đó, tỷ lệ tôm sống đạt 76%, năng suất bình quân đạt hơn 18,5 tấn/ha, lãi bình quân đạt hơn 1 tỷ đồng/ha, giảm 15% thức ăn so với phương pháp nuôi truyền thống.
Bài và ảnh: Tiến Đạt
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy và thực…
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy và thực…
Sáng 27/12, tại địa chỉ số 62 Võ Thị Sáu, quận Ngô Quyền, Sở Thông…
Sáng 27/12, Thành uỷ Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của…
Sáng 27/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí Thư Thành…
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình, ông Lưu Bình…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More