Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới trong số các bệnh truyền nhiễm, chỉ sau COVID-19. Năm 2022, trên toàn cầu có 1,3 triệu người tử vong do lao, 7,5 triệu người mới được phát hiện mắc lao. Đây là con số cao nhất kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) theo dõi bệnh lao từ năm 1995. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Riêng tại thành phố Hải Phòng, hàng năm phát hiện gần 1.700 người bệnh lao các thể, điều trị thành công 90% số người bệnh lao được thu nhận.
Ngay sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong năm 2022 – 2023, Chương trình Chống lao thành phố đã triển khai đồng bộ các can thiệp phòng chống lao nhằm tăng tối đa số bệnh nhân lao được phát hiện, tăng cường chẩn đoán và thu nhận vào điều trị để cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, giúp phục hồi hoạt động phát hiện bệnh lao sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Sự thành công đó là nhờ vào việc tăng cường, mở rộng triển khai phát hiện chủ động trong cộng đồng, phát hiện tích cực ở cơ sở y tế, áp dụng chiến lược X-quang và xét nghiệm Xpert để chẩn đoán, đặc biệt là triển khai các hoạt động gắn liền với hệ thống y tế cơ sở để tăng cường chất lượng chẩn đoán, điều trị và duy trì bền vững công tác dự phòng lao.
Phát biểu tại Mít tinh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng Trần Quốc Trinh khẳng định hoạt động phòng chống lao tại thành phố năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động trọng tâm năm 2024 và tầm nhìn năm 2035 với mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế đề nghị lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cũng như sự tham gia tích cực của cả cộng đồng vào hoạt động phòng chống lao.
Phó Giám đốc Sở Y tế cũng đề nghị lãnh đạo các Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm Y tế có giường bệnh cần quan tâm hơn nữa đến công tác phát hiện, quản lý người bệnh lao trên địa bàn; bổ sung và ổn định biên chế cán bộ chống lao tại đơn vị. Xét nghiệm theo dõi cho người mắc lao đang quản lý và điều trị tuyến cơ sở theo hướng dẫn của Chương trình chống lao. Tăng cường công tác phát hiện, theo dõi điều trị, kiểm tra giám sát người bệnh lao tại tuyến y tế cơ sở nhằm tăng tỷ lệ điều trị khỏi và giảm tỷ lệ bỏ trị. Tăng cường phối hợp chương trình y tế công – công và công – tư trong việc phát hiện, quản lý và điều trị người bệnh lao. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu cho hoạt động phòng chống lao đối với người bệnh. Tăng cường áp dụng chiến lược 2X trong các tiếp cận phát hiện chủ động, phát hiện tích cực phòng chống bệnh lao và thực hiện có hiệu quả hoạt động Dự án. Mở rộng bao phủ Bảo hiểm Y tế cho người bệnh khi sử dụng thanh toán khám bệnh chữa bệnh dịch vụ tiếp cận chương trình lao. Tăng cường nhập liệu ca bệnh lên phần mềm Vitimes phiên bản mới.
Năm 2024, Ngày Thế giới phòng chống lao tiếp tục lựa chọn chủ đề “Yes! We can end TB” (Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao), nhằm nhấn mạnh về việc huy động sức mạnh tổng thế, thu hút sự quan tâm, tập trung mọi nguồn lực, sự chung tay của cả cộng đồng nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh lao.
Tại chương trình, đại diện các đơn vị phát biểu hưởng ứng, nhắn tin cú pháp “TB” gửi 1402 để gây Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao.
Hồng Nhung
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More